Bình Thuận - điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư
10:1', 23/11/ 2005 (GMT+7)

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải miền Trung nhưng thuộc vùng kinh tế Đông Nam bộ, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích tự nhiên 7.828 km2, dân số 1,14 triệu người. Toàn tỉnh có 8 huyện (trong đó có 1 huyện đảo Phú Quý), 1 thành phố và 1 thị xã, TP Phan Thiết là tỉnh lỵ của Bình Thuận. Bình Thuận có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, cách TP Hồ Chí Minh 200 km, có quốc lộ 1A đi qua.

Tiềm năng phát triển kinh tế có thủy sản, bởi Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của cả nước, rộng 52.000 km2, có trữ lượng thủy sản trên 300.000 tấn. Hiện nay Bình Thuận có trên 5.300 tàu thuyền đánh cá; sản lượng khai thác hàng năm khoảng 150.000 tấn hải sản các loại. Đảo Phú Quý với diện tích 32 km2, cách TP Phan Thiết khoảng 100 km đang được đầu tư để trở thành khu kinh tế với điểm mạnh là khai thác, chế biến và dịch vụ trên biển có nhiều triển vọng trong tương lai.

Bình Thuận có 220.000 ha đất nông nghiệp với các cây trồng chính là lương thực 110.000 ha, điều 21.000 ha, cao su 12.000 ha, thanh long 5.000 ha… Rừng tự nhiên có khoảng 345.000 ha, với trữ lượng 19,5 triệu m3 gỗ.

Những năm qua công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, một số sản phẩm công nghiệp chính như nước khoáng 27 triệu lít, đất khai thác 470.000 m3, gạch nung các loại 363 triệu viên, muối hạt 82.300 tấn, hàng may mặc 1 triệu sản phẩm, thủy sản đông 10.000 tấn, nước mắm 20 triệu lít. Có khu công nghiệp Phan Thiết hoạt động từ năm 1998, quy mô 68 ha, đến nay đã lấp đầy, với 25 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 15 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay đang tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 với quy mô 56 ha. Ngoài ra 2 khu công nghiệp mới đang xúc tiến triển khai là khu công nghiệp Hàm Kiệm 579 ha, khu công nghiệp Sơn Mỹ 2.800 ha. Có khoáng sản tương đối đa dạng với trữ lượng khá lớn nhưng chủ yếu là nhóm phi kim loại như cát thủy tinh, đá Granit, sét Bentonít, nước suối khoáng…

Những điểm du lịch đẹp thu hút khách du lịch được các nhà đầu tư quan tâm như Hàm Tiến - Mũi Né, Thuận Quý - Kê Gà, núi Tà Cú - Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận - Đa Mi, Dinh Thầy Thím - Ngảnh Tam Tân, Vĩnh Hảo - Tuy Phong.

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài QL 1A, QL 55, QL 28 đã và đang tiếp tục nâng cấp, còn có ga Mương Mán, sân bay Phan Thiết đang có kế hoạch xây dựng lại; các cảng Phan Thiết, Lagi, Phan Rí đã được đầu tư xây dựng cải tạo và mở rộng; nguồn cung cấp điện từ lưới điện quốc gia. Công trình thủy điện tại Bình Thuận: Nhà máy thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi đã hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 475 MW, nhà máy thủy điện Đại Ninh công suất 300 MW đang được đầu tư xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2007, hệ thống cung cấp nước đang được cải tạo và mở rộng; hệ thống thông tin liên lạc đã được cải tạo và hiện đại hóa.

Hiện Bình Thuận đang cần gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, đó là đóng tàu đánh cá bằng vật liệu Composit; chế biến thủy sản tại Phan Thiết, Hàm Tân, Tuy Phong, nuôi trồng thủy sản, nuôi trai lấy ngọc, cua, tôm hùm, cá, rong biển. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có chế biến thanh long; sản xuất các sản phẩm từ cao su thiên nhiên; trồng nho và sản xuất rượu nho; nuôi bò sữa và chế biến sữa; nuôi và chế biến thịt gia súc, gia cầm, đà điểu.

Trong lĩnh vực công nghiệp: khai thác và đóng chai nước khoáng; sản xuất bao bì, lưới, nylon; lắp ráp và chế tạo máy nông nghiệp và máy thủy; sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu; sản xuất hàng công nghệ thực phẩm.

Trong lĩnh vực du lịch là xây dựng các khu du lịch giải trí, khu du lịch cao cấp tại Phan Thiết, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong; xây dựng các khu du lịch sinh thái tại Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh.

Trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng là xây dựng cảng vận tải Mũi Né; xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại Hàm Tân, Tuy Phong; trung tâm thương mại, chợ đầu mối; xây dựng hạ tầng khu dịch vụ dầu khí; trong lĩnh vực sản phẩm dầu khí là nhà máy điện-đạm-nhôm.

Bình Thuận rất hoan nghênh các doanh nhân, nhà đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án đầu tư kinh doanh triển khai thành công, mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.

. Theo báo Bình Thuận

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Độc đáo Chùa Từ Vân  (22/11/2005)
Xây dựng công trình hồ thủy lợi lớn nhất miền Trung  (21/11/2005)
Khu du lịch Đại Lãnh  (20/11/2005)
Nguồn lực để Gia Nghĩa bứt phá  (18/11/2005)
Một ngôi chùa đẹp nơi phố núi  (17/11/2005)
Khánh Hòa: "Duyên nợ" với khảo cổ học  (16/11/2005)
Làng cổ Phước Tích  (15/11/2005)
Đến với xứ sở thần tiên  (14/11/2005)
Chìa khóa của sự phát triển  (13/11/2005)
Các điệu múa của người Êđê  (11/11/2005)
Hòn Kẽm đá dừng  (10/11/2005)
Về thăm nơi Cụ Phan yên nghỉ   (09/11/2005)
Ga Đà Lạt làm du lịch  (08/11/2005)
Thác Dray Kpơr (Đăk Lăk) được công nhận danh thắng văn hóa quốc gia  (08/11/2005)
Kiến nghị từ vùng lũ miền Trung  (07/11/2005)