Làng biển Xuân Đừng
8:49', 27/12/ 2005 (GMT+7)

Nằm nép mình trong vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, bán đảo Đầm Môn vốn xưa nay sống theo cách của mình. Bình lặng và chẳng quan tâm đến những chuyện thế sự biến đổi bên ngoài. Những người dân chài yêu sông nước như thể thiếu nó bỗng cảm thấy như đời sống của mình bị lay động khi con đường Cổ Mã - Đầm Môn dài 19 km nối từ quốc lộ 1A vào tận Đầm Môn mở ra, khu vực vịnh Vân Phong trở thành một điểm du lịch khiến cho bao nhiêu người tò mò tìm đến. Trong đó có Xuân Đừng, một làng chài nằm trong vịnh Vân Phong chỉ có 11 ngôi nhà với 100 hộ dân trở thành điểm dừng chân cho bất cứ khách du lịch nào khi đến vịnh Vân Phong.

 

                                    Làng Xuân Đừng

 

Chuyện kể từ thuở xa xưa, có một nhóm người dân tộc ít người thay vì chọn núi cao, đã chọn eo biển này sinh sống. Họ cất nhà bằng chính cây rừng nơi đây, rồi lên núi đốt than, trồng trọt kiếm sống. Còn vùng biển trước mặt thì có biết cơ man nào là cá tôm, mỗi khi cần cái ăn thì chèo những chiếc thuyền nhỏ ra khơi đánh bắt. Thỉnh thoảng lại vào đất liền để bán sản phẩm của mình mà sinh sống.

Những năm tháng chiến tranh, nơi đây trở thành khu vực không an ninh, nhà nhà trôi dạt tha phương kiếm sống. Thôn Xuân Đừng trở nên hoang tàn vắng vẻ, mặc dù mỗi ngày sóng biển cứ dâng lên, rút xuống giống như nó vẫn từng làm công việc đều đặn ấy dễ chừng cả ngàn năm nay.

Năm 1975, hòa bình lập lại, một số người dân Xuân Đừng trở về, chính xác là có 7 hộ dân. Họ dựng lại ngôi nhà theo cách của mình đế sinh sống. Cũng vẫn là nghề truyền thống là lên rừng đốt than, làm rẫy, rồi xuống biển bắt con tôm con cá. Có khác chăng là trong những năm tháng rời khỏi nơi chốn của mình, họ đã trở thành những người Xuân Đừng trong quá khứ. Vì con gái lấy chồng Kinh, con trai lấy vợ Kinh. Sự pha trộn tuyệt vời ấy tạo ra một thế hệ mới Xuân Đừng mới hồn nhiên chịu khó chịu thương. Rồi chính quyền ngăn cấm việc phá rừng, đã tạo điều kiện sinh sống cho những hộ dân nơi đây bằng cách cất tặng cho mỗi hộ một căn nhà gạch đàng hoàng. Hỗ trợ cho mỗi hộ 40 con tôm hùm giống để thả xuống biển khởi đầu cuộc sống. Sau đó thì có thêm 4 hộ đã tìm về, ngôi làng giữa eo biển trong vịnh Đầm Môn này đã trở thành làng 11 hộ với gần 100 dân.

 

                                      Biển Xuân Đừng

 

Quả thật nơi này không có con đường nào để đi. Du khách chỉ có thể đến được dây bằng tàu du lịch. Mép biển chính là con đường. Phương tiện đi lại duy nhất là đôi chân. Xuống tàu, khách cứ để chân trần đi dọc theo mép biển mà vào làng. Đến Xuân Đừng, nghe các người dân ở đây kể chuyện, thưởng thức các loại hải sản tươi rói là điều cực kỳ thú vị.

Giá ốc biển, mực, ghẹ ở đây chỉ bằng một nửa giá bán ở các chợ Nha Trang. Khách có thể mua và chủ nhà sẽ chế biến món ăn giúp. Làng có một quán tạp hóa duy nhất là của bà Nguyễn Thị Mười. Bà Mười bán đủ thứ như nước mắm, tiêu, muối, mì gói hoặc thứ gì mà người dân đảo cần.

Thiên nhiên cũng khéo tạo ra nguồn nước ngọt từ biển để cho người dân Xuân Đừng sinh tồn. Và chính nguồn nước ngọt lấy từ biển này khiến cho du khách rất thích thú. Ai cũng muốn mua một "Chai nước Xuân Đừng" đem về làm kỷ niệm, có người cũng uống thử và khen nước rất ngọt.

Khi triều rút, bãi cát vàng mịn kéo ra xa cả mấy trăm mét. Đó là cảnh đẹp. Dọc theo bãi biển Xuân Đừng là những bãi đá tự nhiên, có tảng đá thành dạng hình thú rất đẹp khiến cho lòng người xao xuyến.

  • Khuê Việt Trường
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xanh biếc hồ Tuyền Lâm  (26/12/2005)
Đắk Nông: Hơn 4.000 hộ có nhà mới đón Giáng sinh  (26/12/2005)
Miền Trung trước hiểm họa triều cường  (25/12/2005)
Trái bầu nước trong cuộc sống của người Mnông  (23/12/2005)
Du ngoạn trên dòng sông Lam, xứ Nghệ  (22/12/2005)
Trên quê hương di sản  (21/12/2005)
KKT Chân Mây - Lăng Cô: Cơ hội mới của Thừa Thiên Huế  (20/12/2005)
Qua đèo Ngang nhớ câu thơ xưa  (19/12/2005)
Núi Ngự Bình - Vẻ đẹp xứ Huế  (18/12/2005)
Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh  (16/12/2005)
Sáng mãi một di tích  (15/12/2005)
Bình minh từ xóm Đồng Tre  (14/12/2005)
Chu Lai - thời cơ và thách thức  (14/12/2005)
Phát hiện nền tháp Chăm mới tại Thừa Thiên - Huế  (13/12/2005)
Bán đảo Sơn Trà: Ấn tượng và triển vọng  (13/12/2005)