Ninh Thuận sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư
16:8', 9/3/ 2005 (GMT+7)

Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Phía bắc giáp với Khánh Hòa, phía tây giáp với Lâm Đồng, phía nam giáp với Bình Thuận và phía đông giáp biển Đông. Tỉnh lỵ thị xã Phan Rang - Tháp Chàm nằm trên giao điểm của các trục giao thông quốc gia, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km và cách thành phố Nha Trang 105 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Lạt 110 km theo quốc lộ 27, có đường sắt Bắc Nam đi qua.

Với vị trí địa lý này tạo cho Ninh Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong khu vực, đồng thời bắt nhịp với tiến trình hội nhập chung của cả nước.

Ai cũng biết Ninh Thuận một vùng khô hạn nhất nước, nhưng đó lại là lợi thế để phát triển mốt số cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, cho sản phẩm đặc thù như: nho, mía, thuốc lá sợi vàng, bông vải... và một số loài gia súc như dê, cừu, bò và hiện nay đang phát triển con đà điểu.

Ngư trường Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn của cả nước có nhiều loài hải sản quý và sản xuất được quanh năm. Bờ biển dài 105 km có nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, vừa thuận lợi để phát triển sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn. Khoáng sản ở Ninh Thuận cũng khá phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến một số loại có trữ lượng cao, chất lượng tốt thuận lợi cho khai thác công nghiệp như: Đá granite, cát silic, nước khoáng…

Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, du lịch được xác định là một lợi thế lớn. Bãi biển không bị ô nhiễm bởi các sông, suối và các khu công nghiệp, có nhiều bãi tắm đẹp đã nổi tiếng trong và ngoài nước như Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy và Bình Tiên. Với đặc điểm thời tiết khô hạn, thiên nhiên đã tạo nên những vùng sinh thái có đặc thù, cùng với quần thể các di tích Chăm là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa gắn với du lịch biển. Quỹ đất của tỉnh dành cho phát triển du lịch còn khá lớn và đang hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong tiến trình phát triển, Ninh Thuận luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, hoàn thiện mạng lưới giao thông, cấp điện và cấp thoát nước.

Ninh Thuận có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Không những thực hiện đầy đủ các ưu đãi theo quy định của Nhà nước, mà còn dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước các ưu đãi riêng như áp dụng giá cho thuê đất theo mức thấp nhất, thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế đối với những dự án, đặc biệt khuyến khích đầu tư, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" và các biện pháp hỗ trợ đầu tư như: hỗ trợ đền bù và giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí lập dự án khi dự án được thực hiện, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…Các quy định này thường xuyên được xem xét, điều chỉnh, bổ sung phù hợp trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu của các nhà đầu tư.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2010 của tỉnh, đã xác định kinh tế biển (gồm thủy sản, du lịch biển và công nghiệp hóa chất sau muối) là kinh tế mũi nhọn, do vậy sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư đến với Ninh Thuận.

Vùng biển Ninh Thuận có trữ lượng hải sản trên 120 nghìn tấn/năm, khả năng cho phép khai thác 60 nghìn tấn/năm với trên 500 loài hải sản có thể đánh bắt quanh năm trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Ninh Thuận có bờ biển dài 105km với 3 cảng cá lớn: Đông Hải, Cà Ná và Khánh Hội là những cảng thường diễn ra hoạt động mua bán hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tàu thuyền trong và ngoài tỉnh. Cũng theo chiều dài này gồm trên 3.000 ha mặt nước và 2.500 ha đất cát là điều kiện tốt cho nuôi trồng thủy sản. Về sản xuất muối, toàn tỉnh hiện có diện tích gần 1.500 ha và đang triển khai dự án muối công nghiệp Quán Thẻ 2.500 ha. Đến nay nhiều đồng muối được xây dựng và hoạt động hiệu quả như: Cà Ná có diện tích 499 ha cho sản lượng 52 nghìn tấn/năm; Đầm Vua có diện tích 317 ha cho sản lượng 42 nghìn/tấn/năm; Tri Hải có diện tích 390 ha sản lượng 42 nghìn tấn/năm… Hiện Chính phủ đã có chủ trương giao Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp cùng các Bộ liên quan và UBND tỉnh xúc tiến việc xây dựng dự án nhà máy hóa chất sau muối tại Ninh Thuận.

Về du lịch, đặc biệt là du lịch biển, Ninh Thuận đang là tiềm năng đang rất cần được đầu tư khai thác. Về công nghiệp "tập trung phát triển các ngành công nghiệp tỉnh có lợi thế; xác định ngành công nghiệp trọng tâm là sản xuất muối và hóa chất sau muối, đẩy nhanh công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản (đá granit), công nghiệp cơ khí đóng sửa tàu thủy; chú ý phát triển thủy điện gần công trình thủy lợi. Đặc biệt, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh với mục tiêu đặt ra là: Xây dựng Ninh Thuận là một trong bảy trọng điểm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt - Ninh Chữ và xác định động lực phát triển du lịch biển Bình Sơn - Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Bình Tiên; từ đó cùng với thủy sản và sản xuất muôi là động lực cho các ngành kinh tế khác, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Ninh Thuận đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực như: tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể, chi tiết tất cả các ngành, các địa bàn; huy động mọi nguồn lực phục vụ công cuộc phát triển; đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông các cụm, khu công nghiệp, đổi mới lề lối làm việc theo cơ chế "một cửa"; ban hành các quy định về ưu đãi đầu tư và các quy định khác tạo sự thông thoáng trong hoạt động kinh tế và hoạt động quản lý Nhà nước; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ…

Cùng với việc phát huy nội lực Ninh Thuận cần phải mở rộng hợp tác phát triển kinh tế- xã hội với các tỉnh nhất là các tỉnh trong khu vực như Khánh Hòa, Phú Yên… nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương, đồng thời hỗ trợ nhau cùng phát triển, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có công văn gởi UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị hai tỉnh cùng hợp tác một số lĩnh vực như: những công trình trọng điểm quốc gia đầu tư trên địa bàn 2 tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội 2 tỉnh như: nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế giai đoạn 2005-2006 và nâng cấp cảng Ba Ngòi thành cảng hàng hóa đảm bảo cho tàu 30.000 tấn trở lên cập cảng; khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm để khai thác lợi thế du lịch khu vực; xây dựng nhà máy Sút-Clo-Magiê tại Cà Ná. Ninh Thuận thống nhất cùng với Khánh Hòa kiến nghị Chính phủ cho chủ trương và thực hiện. Hiện nay, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa đã tiến hành ký kết hợp tác phát triển kinh tế- xã hội trong những năm tới. Vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Ninh Thuận đang và sẽ làm tất cả những gì có thể để "trải tấm lòng" chào đón các nhà đầu tư.

. Theo báo Ninh Thuận

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nơi hội tụ của niềm vui  (09/03/2005)
Cơ hội vàng để ngành du lịch Hà Tĩnh tăng tốc  (07/03/2005)
Bình Thuận cần có phương án chống hạn lâu dài  (06/03/2005)
Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung   (04/03/2005)
Sáu mươi năm sau   (04/03/2005)
Tìm thấy dấu vết cư dân nguyên thủy tại Quảng Trị   (03/03/2005)
Quảng Trị: Khởi công xây dựng KCN Đông Lễ   (03/03/2005)
Ngã ba Đông Dương điểm nhấn trên con đường hội nhập  (02/03/2005)
Festival Tây Nguyên 2005  (02/03/2005)
Kon Tum: Trận mưa đáng giá hàng tỉ đồng   (03/03/2005)
Hội nghị xúc tiến đầu tư vào miền Trung  (01/03/2005)
Bảo tồn và phát huy Nhã nhạc Huế   (01/03/2005)
Sức xuân thành phố trẻ  (28/02/2005)
Kon Tum: Hơn 12.200ha cây trồng bị hạn  (28/02/2005)
Cảm nhận Chu Lai  (27/02/2005)