Thành cổ Vinh
10:23', 13/3/ 2005 (GMT+7)

Thành cổ Vinh là một trong những điểm nhấn của du lịch Vinh 2005. Uy nghiêm như Thành cổ Quảng Trị, Thành cổ Vinh có 8 thập kỷ (1804-1885) với chức năng là trấn, thành, tỉnh thành. Nơi đây có bia dẫn tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân thị xã Vinh, có 2 bảo tàng lớn. Và, hiện nay đang được trùng tu 3 hạng mục quan trọng…

Tháng 5 năm Giáp Tý (1804), trong thời gian nghỉ tại hành cung Vĩnh Dinh (xã Vĩnh Yên, huyện Chân Lộc), vua Gia Long xuống chiếu cho Tả quân Lê Văn Duyệt đốc suất việc xây thành đắp lũy để chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch (Hưng Nguyên) về Vĩnh Yên và Yên Trường (huyện Chân Lộc). Từ đó, thành cổ được xây dựng qua hai giai đoạn chính. Giai đoạn 1804 đến 1830, thành chủ yếu được xây bằng đất, hay bằng đá ong, đá sò, gạch. Sau năm 1830, cùng với việc đổi trấn thành Nghệ An sang tỉnh thành Nghệ An, vua Minh Mạng cho xây dựng trên địa bàn Nghệ An - Hà Tĩnh cùng một lúc 3 tòa thành lớn: Thành Sen, thành Nghệ An và thành Diễn Châu.

Thành Nghệ An được xây dựng gấp rút trong năm 1831, giao cho Tả quân Thần sách Đỗ Quý trực tiếp chỉ huy. Chu vi thành 630 trượng. Cao 1 trượng, 1 thước, 5 tấc. Xây gạch, đá ong, 3 cửa, 1 kỳ đài*. Đá ong khai thác ở Thanh Thủy - Nam Đàn, còn đá sò đào ở Phủ Diễn.

Tuy có ảnh hưởng lối xây dựng thanh trì kiểu Vauban (1633-1707) được du nhập vào nước ta thế kỷ XVIII, nhưng Thành cổ Vinh vẫn giữ được cấu trúc thành từ truyền thống kiểu phương Đông. Thành được xây theo hình rùa nên còn có tên gọi là "Quy thành". Theo thuật phong thủy thì thành vẫn có 4 cửa. Cửa Tả, cửa Hữu, cửa Tiền và cửa Bắc. Riêng cửa Bắc (tức cửa hậu) luôn luôn đóng kín. Do đó trong dân có câu "Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu" lưu truyền đến ngày nay.

Bên trong Thành cổ Vinh, kể từ thành trấn thời Gia Long đến thành tỉnh Nghệ An thời Minh Mạng, vừa là nơi làm việc của hệ thống hành chính vừa là nơi cất trữ kinh tế, quốc phòng. Hệ thống hành chính có quan lại "Trấn thủ" đến "Tổng đốc". Nơi cất trữ lương binh có: Kho thuốc súng, chuồng voi, kho tiền, kho thóc… Nơi đặt nhà lao cũng là nơi đóng quân bảo vệ thành, có súng thần công, lính thường trực nghiêm ngặt. Các vua Gia Long và Minh Mạng đã cho xây dựng công đường Hiệp trấn, dinh Tổng đốc, dinh Bố chánh, dinh Án sát, công sanh Lãnh binh. Ở trong thành còn có 1 kho muối. Bên ngoài Thành cổ Vinh còn có một hệ thống "hào" bao bọc rộng và sâu. Nước đóng quanh năm. Nhiều đoạn thả sen.

Xét thấy vị trí của thành cổ có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch thành cụm lịch sử- văn hóa- thể thao. Để đón khách du lịch 2005 và bảo tồn một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Vinh và Nghệ An, tỉnh Nghệ An đang đầu tư để trùng tu lại 3 cửa chính. Từ đây, Thành cổ Vinh sẽ thu hút được khách trong và ngoài tỉnh nghiên cứu, tham quan.

. Theo báo Nghệ An

 

* Sách "Khâm định Đại Nam Hội điền Sự lệ", tập 13, trang 144
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khởi công nhà máy thủy điện đầu tiên tại Khánh Hòa   (13/03/2005)
Đắk Nông hành trình cùng đất nước   (11/03/2005)
Đường Trường Sơn ngày ấy, hôm nay  (10/03/2005)
Lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản 2005   (10/03/2005)
Khai mạc "Festival Tây Nguyên 2005"   (10/03/2005)
Ninh Thuận sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư  (09/03/2005)
Nơi hội tụ của niềm vui  (09/03/2005)
Cơ hội vàng để ngành du lịch Hà Tĩnh tăng tốc  (07/03/2005)
Bình Thuận cần có phương án chống hạn lâu dài  (06/03/2005)
Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung   (04/03/2005)
Sáu mươi năm sau   (04/03/2005)
Tìm thấy dấu vết cư dân nguyên thủy tại Quảng Trị   (03/03/2005)
Quảng Trị: Khởi công xây dựng KCN Đông Lễ   (03/03/2005)
Ngã ba Đông Dương điểm nhấn trên con đường hội nhập  (02/03/2005)
Festival Tây Nguyên 2005  (02/03/2005)