"Bệ phóng" cho Chu Lai, Dung Quất
16:30', 22/3/ 2005 (GMT+7)

Hôm nay (22-3), sân bay Chu Lai (Quảng Nam) đón chuyến bay thương mại đầu tiên sau 40 năm kể từ ngày người Mỹ xây dựng sân bay này (1965) phục vụ cho mục đích quân sự. Việc "mở cửa" bầu trời Chu Lai để đón khách vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và khai hội "Hành trình di sản" như một cú hích để hai khu kinh tế Chu Lai và Dung Quất có cơ hội cất cánh.

* Chuyến bay "lịch sử"

Chiếc máy bay ATR-72 với 64 ghế hành khách của TCty Hàng không VN (Vietnam Airlines) đáp xuống đường băng sân bay Chu Lai vào sáng 22-3 đã "đi vào lịch sử" của sân bay này. Việc chuyển sân bay Chu Lai sang mục đích dân sự đã được bàn đến khi Dung Quất bắt đầu "rục rịch", nhất là khi Khu kinh tế mở Chu Lai được hình thành. Để có thể nhanh chóng đưa sân bay này vào khai thác, cảng hàng không Chu Lai đã gấp rút được đầu tư. Chỉ trong vòng 1 năm kể từ ngày khởi công xây dựng (22-3-2004), sân bay Chu Lai đã được đưa vào sử dụng. Giai đoạn 1 gồm khu bay, nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ... với kinh phí hơn 55 tỉ đồng. UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông vào nhà ga hành khách, hệ thống điện, nước phục vụ.

* "Bệ phóng" cho các khu kinh tế

Ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc mở cửa bầu trời Chu Lai có ý nghĩa đặc biệt, như là một trong những "bệ phóng" quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của các khu kinh tế trọng điểm Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi). Điều đó thể hiện ở ngay chuyến bay này: Hầu hết hành khách đáp chuyến bay này đều là doanh nhân có dự án đầu tư tại Chu Lai và Dung Quất. Họ đến Quảng Nam để tham dự lễ hội Hành trình di sản lần 2, tham gia các hội thảo xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ lễ hội và ký kết hợp tác kinh tế. Riêng Khu kinh tế Chu Lai, với tốc độ đầu tư lớn như hiện nay (113 dự án trong nước và nước ngoài, tổng vốn hơn 1,2 tỉ USD) thì trong tương lai chắc chắn nhu cầu vận chuyển không chỉ người mà còn hàng hóa sẽ lớn hơn nữa. Đây cũng là một điều kiện cần để thu hút đầu tư, thúc đẩy các khu kinh tế phát triển mạnh hơn nữa. Về vấn đề này, ông Đoàn Hưng - GĐ Ban quản lý dự án khai thác cảng hàng không Chu Lai cho biết: Giai đoạn 2 sẽ đầu tư 28,6 tỉ đồng, triển khai trong năm 2005-2007 với các hạng mục mua sắm trang thiết bị, sửa chữa đường băng, đảm bảo đưa vào khai thác các loại máy bay trung bình như A 320 hoặc tương đương.

Ông Lê Trí Sơn - đại diện Vietnam Airlines tại cảng hàng không Chu Lai cho rằng, với lợi thế về địa lý và chủ trương quy hoạch phát triển hàng không của Chính phủ, thì việc sân bay Chu Lai trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực Đông Nam Á không còn là điều quá xa vời. 

. Theo Lao Động

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bắt đầu chương trình lễ hội Hành trình di sản 2005  (22/03/2005)
Đắc Lắc khánh thành bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên  (21/03/2005)
Buôn Ma Thuột - Thành phố 100 năm  (20/03/2005)
Nha Trang: Phát hiện một ngôi mộ cổ  (20/03/2005)
Tuy Hòa - phố biển, phố rừng  (18/03/2005)
Festival biển 2005 tại Nha Trang  (17/03/2005)
Kon Tum gắn phát triển KT-XH với củng cố quốc phòng- an ninh   (16/03/2005)
950.000 USD để cải thiện việc cấp nước tại miền Trung   (16/03/2005)
Phê duyệt quy hoạch khu kinh tế Vịnh Vân Phong  (15/03/2005)
Chống hạn cho Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là nhiệm vụ trọng tâm   (15/03/2005)
Điểm nhấn trên hành lang Đông - Tây   (14/03/2005)
Sắp có nhà máy lọc dầu tại Phú Yên   (14/03/2005)
Thành cổ Vinh   (13/03/2005)
Khởi công nhà máy thủy điện đầu tiên tại Khánh Hòa   (13/03/2005)
Đắk Nông hành trình cùng đất nước   (11/03/2005)