Đổi thay ở các buôn làng Gia Lai
10:31', 3/5/ 2005 (GMT+7)

Sau 30 năm giải phóng, các buôn làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai có những đổi thay đáng tự hào. Đổi thay lớn nhất, quyết định đến cuộc sống của đồng bào là tổ chức công tác định canh định cư (ĐCĐC) cho các buôn làng ở những vùng đất bằng, thuận lợi phát triển sản xuất. Trước đây, đồng bào đói nghèo, lạc hậu là do cuộc sống du canh, du cư. Ngay năm đầu mới giải phóng, Gia Lai đã tập trung sức cho công tác vận động đồng bào ĐCĐC, gắn với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thế ổn định vững chắc.

Trong những năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn huy động tỉnh đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho mỗi năm tập trung phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác ĐCĐC ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khoảng 90.000 hộ với gần 500.000 nhân khẩu trên 1.000 buôn làng đã được ĐCĐC, trong đó có hơn một nửa số làng ổn định và phát triển. Buôn làng ĐCĐC đến đâu thì "điện- đường- trường- trạm" được đầu tư xây dựng đến đó, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho bà con. Chỉ còn xã Krông Năng (huyện Krôngpa) phấn đấu đến tháng 5-2005 có đường ô tô được khai thông toàn tuyến. Đường điện cũng được mở rộng, hiện có 184/187 xã, phường có điện lưới với hơn 120.000 hộ sử dụng, trong đó có khoảng 20.000 hộ là đồng bào dân tộc. Làng nào cũng đều có lớp học, y tế thôn bản chăm lo việc học hành và chăm sóc sức khỏe cho bà con.

Già làng Đinh Nao ở làng Marăh (huyện Đăk Đoa) khẳng định: "Toàn bộ diện tích cao su tiểu điền ở đây đã có độ tuổi 3-4 năm và đang phát triển tốt; trong vài năm tới đến kỳ cho khai thác mủ dân làng mình sẽ giàu lên thôi…Ở các buôn làng khác cũng phát triển mạnh các loại cây trồng kinh tế phù hợp theo từng vùng khí hậu, như ở Ayunpa phát triển mạnh cây lúa nước 2 vụ bằng giống mới, vùng Chư Sê trồng tiêu, Krôngpa trồng điều…". Cũng từ cách nghĩ, cách làm mới này đã có rất nhiều hộ dân tộc vươn lên làm giàu có mức thu từ vài ba chục triệu cho đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều buôn làng đã xây dựng trở thành làng văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện với bao niềm vui và đầy tự hào. Một kết quả rất đáng mừng, sau 30 năm giải phóng tình trạng đói nghèo ở Gia Lai giảm và đang có chiều hướng giảm mạnh trong những năm tới, hiện còn tỷ lệ dưới 12% số hộ (36.000 hộ), đặc biệt đã cơ bản xóa được nạn đói kinh niên ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có dịp về với các buôn làng đồng bào dân tộc ở Gia Lai, mới thấy hết sự đổi thay ấy. Từ những con đường làng cho đến những ngôi nhà sàn, nhà ngói kiên cố vững chắc nằm xen lẫn trong các vườn cây xanh lá tạo nên bức tranh sống động quyến rũ lòng người. Dẫu rằng chưa phải đã hết khó khăn, song lòng dân vẫn giữ vững một niềm tin ở ngày mai tươi sáng hơn trên vùng đất Tây Nguyên bao la vùng vĩ.

. Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mở rộng cánh cửa du lịch Quảng Nam từ PATA   (01/05/2005)
Gần 40 triệu USD phát triển rừng 4 tỉnh miền Trung   (29/04/2005)
Ngã ba Đồng Lộc- mạch giao thông không bao giờ đứt   (28/04/2005)
Nâng cao tính hấp dẫn của báo Đảng và đưa báo Đảng đến với nhân dân  (27/04/2005)
Tây Nguyên là nơi giảm nghèo nhanh nhất  (26/04/2005)
Đang mở lối cho người dân vùng biên  (26/04/2005)
Xây dựng hầm đường bộ qua sông Hương  (26/04/2005)
Trận "mưa vàng" ở Tây Nguyên  (25/04/2005)
Cho nắng xuân hồng  (25/04/2005)
Phan Thiết sau 30 năm  (24/04/2005)
Thành phố của du lịch  (22/04/2005)
Chuẩn bị triển khai thực hiện Dự án WB3  (21/04/2005)
Thế và lực mới  (22/04/2005)
Từ Biển Hồ đến... cầu treo   (20/04/2005)
Hòn ngọc Việt có thương hiệu mới  (20/04/2005)