Ga Đà Lạt sẽ là trung tâm nghệ thuật
9:20', 19/7/ 2005 (GMT+7)

Sau khi được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử quốc gia (cuối năm 2003), ga Đà Lạt càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, đòi hỏi mọi người đối với nhà ga này còn cao hơn thế; nơi đây phải là một trung tâm văn hóa - nghệ thuật của ngành đường sắt và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của thành phố du lịch Đà Lạt.

Ga Đà Lạt - ảnh VietNamNet

Mới đây, với sự "vào cuộc" của Công ty Đào Nguyên (TP.HCM) đã giúp cho chúng ta có quyền hy vọng về một viễn cảnh không xa của ga Đà Lạt.

Ga hỏa xa Đà Lạt được xếp vào hạng đẹp nhất Đông Dương. Với công trình kiến trúc này, trước khi lập đồ án thiết kế, trong ý tưởng sáng tạo của mình, hai kiến trúc sư người Pháp (Moncet và Reveron) đã định sẵn hình ảnh những ngọn núi biểu trưng của các tộc người thiểu số Nam Tây Nguyên - núi Langbian. Ga Đà Lạt được thiết kế năm 1932 và đến 1936 thì thi công xong. Hiện tại, cùng với ga Hải Phòng, ga hỏa xa Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn sót lại của Việt Nam và là nhà ga "đẹp nhất Đông Dương và cả nước Pháp lúc bấy giờ "(tờ Indonechine đã viết như thế).

Mặc dù ga Đà Lạt là một trong những điểm gây được sự chú ý của du khách nhưng từ nhiều năm qua, việc đầu tư, nâng cấp để biến nơi này thành một trung tâm văn hóa - nghệ thuật đã không được chú trọng đúng mức; và đó quả là điều đáng tiếc. Theo ông Ngô Minh Châu, Trưởng ga Đà Lạt, thì: "Ý tưởng nâng nhà ga Đà Lạt trở thành một trung tâm nghệ thuật - văn hóa được chúng tôi đưa ra kể từ sau khi nhà ga được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Nhưng vấn đề quan trọng là phải có bàn tay "đạo diễn" và thực hiện như thế nào để tôn nó lên chứ không phải làm biến dạng nó". Và mới đây, một đơn vị kinh tế từ TP HCM đã tìm đến.

Thông tin về việc nâng cấp ga Đà Lạt, một công trình đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, hẳn làm mọi người quan tâm dưới nhiều góc độ, đặc biệt là góc độ bảo tàng, bảo tồn. Bà Đào Nguyên Dạ Thảo (Việt kiều), đại diện cho nhà đầu tư nâng cấp ga Đà Lạt, đã tốt nghiệp ngành hội họa và vi tính ở nước ngoài. Hiện tại, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng Đào Nguyên đã được UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý cho chủ trương lập dự án đầu tư tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, một tổ hợp văn hóa được gọi là "Làng nghệ sĩ - nghỉ dưỡng - trại sáng tác - câu lạc bộ âm nhạc". Với ga Đà Lạt, theo bà Đào Nguyên Dạ Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Đào Nguyên, thì "Ga Đà Lạt là một trong những nơi thu hút được sự chú ý của du khách nhờ kiến trúc độc đáo của nhà ga. Và, trên cơ sở bảo tồn những giá trị đã có, chúng tôi sẽ đầu tư nâng cấp để ga Đà Lạt trở thành một trung tâm nghệ thuật".

Có thể nói việc phát triển du lịch cùng với bảo tồn di tích, đặc biệt là di tích kiến trúc, đối với ga Đà Lạt là một chủ trương đúng của ngành đường sắt và chính quyền tỉnh Lâm Đồng.

Hy vọng với dự án này, ga Đà Lạt sẽ có thêm một số sản phẩm du lịch mới, góp phần làm đa dạng hóa kỹ nghệ du lịch của Đà Lạt, nhằm đáp ứng được nhu cầu về du lịch ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước và đặc biệt là có ý nghĩa tích cực trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử của Đà Lạt.

. Theo báo Lâm Đồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một cách nhìn về miền Trung  (18/07/2005)
Du lịch Quảng Ngãi trên đường phát triển  (17/07/2005)
Về bến Giang Đình  (14/07/2005)
Quảng Nam, Quảng Ngãi khô hạn  (13/07/2005)
Khánh Hòa: Rong chơi trên thác  (12/07/2005)
Du lịch Nghệ An: Con đường đến với ước mơ  (11/07/2005)
Thi công 8 dự án thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên  (11/07/2005)
Đến Đ'ray Sáp nghe chuyện tình...  (08/07/2005)
Quảng Nam: Tăng sức hấp dẫn đầu tư, phát triển hàng xuất khẩu   (07/07/2005)
Xây dựng khu du lịch lớn nhất Đắc Lắc  (06/07/2005)
Nam Đàn vươn lên giàu mạnh, kiểu mẫu  (05/07/2005)
Đà Nẵng: Các KCN phải lo lực đẩy mới  (04/07/2005)
Những chương trình 135 ở Gia Lai: Nhân lên niềm tin mới   (29/06/2005)
Đánh thức Vạn Tường  (26/06/2005)
Cạnh tranh resort  (23/06/2005)