Nhà ngục Đắk Mil: Một "Địa chỉ đỏ"
12:40', 11/9/ 2005 (GMT+7)

Vào năm 1940, với dã tâm ngăn chặn và dập tắt phong trào cách mạng, thực dân Pháp đã điên cuồng khủng bố, đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Chúng chọn những nơi có khí hậu khắc nghiệt để xây dựng nhà tù và thực hiện chế độ giam cầm hết sức nghiệt ngã như nhà tù Côn Đảo, nhà đày Lao Bảo, ngục Kon Tum, nhà đày Buôn Ma Thuột…

Ngày mới ở nông thôn Đắk Mil

Tại địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, thực dân Pháp cũng đã từng xây một nhà ngục là ngục Đắk Mil, thuộc địa phận xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil ngày nay.

Theo tài liệu cũ ghi lại thì ngục Đăk Mil có 9 gian, nhà thưng bằng gỗ, mái lợp tranh, xung quanh là hàng rào gỗ được chèn bằng dây thép gai, bên trong có 2 dãy sàn gỗ làm chỗ ngủ cho tù nhân, có đủ cùm chân, xiềng tay. Trong thời gian chưa đầy 5 năm, từ năm 1940-1945, thực dân Pháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản, trong đó chỉ riêng đợt đầu tiên là 120 chiến sĩ. Ở đây, thực dân Pháp cũng thực hiện một chế độ lao tù hết sức khắc nghiệt và tàn bạo, mỗi tù nhân chỉ được phát một mảnh chăn mỏng, một chiếc chiếu và một bát cơm. Hằng ngày, tù nhân lại phải đi lao dịch nặng nề như đào đất, đóng gạch, làm đường… Khi đi đều bị xiềng tay chân và bị lính canh gác chặt chẽ, tối phải ngủ trong tư thế bị cùm.

Tuy nhiên, chế độ lao tù khắc nghiệt cũng không giết chết được tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất của những chiến sĩ cộng sản. Ngược lại, họ đã đoàn kết, kiên cường, dũng cảm đấu tranh từng bước làm thất bại âm mưu của kẻ địch. Từ đấu tranh đòi cải thiện chế độ ăn uống, đòi đi lại tự do trong tù cho đến phá vỡ kế hoạch sản xuất của chúng… Chi bộ Đảng trong tù cũng đã được thành lập để tập hợp các đảng viên, lãnh đạo anh em tù nhân đấu tranh có tổ chức, có lợi cho cách mạng.

Từ khi chi bộ Đảng được thành lập, tinh thần đấu tranh tại nơi đây được phát triển mạnh mẽ. Các chiến sĩ cộng sản tổ chức tuyên truyền, giác ngộ binh lính người Việt và cả người M'nông, Ê đê đang làm tay sai cho Pháp và tìm cách vượt ngục để tiếp tục đấu tranh. Trong vòng 4 năm, chi bộ Đảng đã tổ chức cho anh em vượt ngục nhiều đợt thành công.

Nhiều chiến sĩ vượt ngục ngày ấy sau này trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như: Ông Nguyễn Tạo, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp; ông Trần Văn Quế, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp; Thượng tướng Trần Sâm; Thượng tướng Trần Văn Quang; Thiếu tướng Lê Nam Thắng…

Với tinh thần đấu tranh bất khuất, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù, những người cộng sản ở nhà ngục Đắk Mil ngày ấy đã khắc thêm một dấu son chói lọi vào trang sử vàng truyền thống đấu tranh của dân tộc ta. Ngục Đắk Mil cũng là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa đồng bào Kinh - Thượng trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược; xứng đáng là một "địa chỉ đỏ" để các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Ngày nay, theo thời gian, ngục Đắk Mil xưa chỉ còn lại những dấu tích khá mờ nhạt, rõ nhất chỉ có vài đoạn móng và những chiếc hố xi măng. Tuy nhiên, với những nỗ lực, lòng nhiệt tình và cả trách nhiệm của những người làm công tác bảo tồn, bảo tàng của tỉnh cũng như sự giúp đỡ của những cựu tù, địa điểm nhà ngục trên đã được tìm thấy một cách chính xác.

Để khắc ghi một địa điểm đã từng để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng trên mảnh đất Tây Nguyên, mới đây Nhà nước đã công nhận ngục Đắk Mil là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Hiện tại, huyện Đắk Mil cùng với Bảo tàng tỉnh và những cơ quan liên quan đang xây dựng phương án trùng tu lại toàn bộ di tích. Hy vọng, trong một thời gian không xa, Di tích lịch sử ngục Đăk Mil sẽ được trở lại nguyên trạng của nó ngày nào và sẽ trở thành một "địa chỉ đỏ" để mọi người, nhất là thế hệ trẻ có dịp tham quan, tìm hiểu truyền thống đấu anh dũng của các chiến sĩ cộng sản.

. Theo báo Đắk Nông

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hơn 850 tỉ đồng xây dựng các công trình thủy điện ở miền Trung  (09/09/2005)
Một ngày trên đỉnh Đèo Ngang  (08/09/2005)
Khám phá Bạch Hồ, đồi Trinh Nữ  (07/09/2005)
Đẩy mạnh đầu tư, tiến độ thi công các công trình trọng điểm ở miền Trung  (07/09/2005)
Những phát hiện chấn động về Phong Nha - Kẻ Bàng  (06/09/2005)
Thác Ba Tầng - Địa chỉ "Du lịch Xanh"  (05/09/2005)
Vườn quốc gia Bạch Mã - Hải Vân  (04/09/2005)
Đầu tư 20 triệu USD cho môi trường và nước sạch đô thị cổ Hội An  (04/09/2005)
Quảng Nam: Khởi công nhà máy của Tập đoàn Mapei tại Chu Lai  (02/09/2005)
Thăm đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi  (31/08/2005)
Con đường xanh Tây Nguyên   (29/08/2005)
Phú Yên trình dự án bột giấy 1,1 tỉ USD  (28/08/2005)
Nhà thờ đá Bảo Nham  (29/08/2005)
Thăm vườn quốc gia Chư Yang Sin  (26/08/2005)
Phú Yên: Hơn 106 tỉ đồng xây thủy điện Đá Đen   (25/08/2005)