Bảo tồn giá trị văn hóa làng, buôn truyền thống Tây Nguyên
14:11', 21/9/ 2005 (GMT+7)

Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư trên 25 tỉ đồng cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn sử thi Tây Nguyên và văn hóa cồng chiêng, trong đó có việc lập hồ sơ để UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới.

 

Nhờ có nguồn vốn trên, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã sưu tầm được trên 500 tác phẩm sử thi, lưu giữ hàng ngàn bộ cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực, chấm dứt tình trạng chảy máu cồng chiêng. Riêng đồng bào các dân tộc Ê Đê, M'Nông còn lưu giữ tới 3.375 bộ cồng chiêng.
Các cấp tỉnh, huyện và xã trong khu vực các tỉnh Tây Nguyên cũng mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào, thành lập trên 300 đội chiêng ở các buôn làng, đồng thời tổ chức các ngày lễ hội cồng chiêng mỗi năm.

Bộ Văn hóa Thông tin cũng đã phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên đầu tư bảo tồn các làng buôn truyền thống như làng ĐêKtu của dân tộc Êđê (Mang Yang, Gia Lai), buôn M'Liêng của dân tộc M'nông (xã Đắk Liêng, huyện Lắk, Đắk Lắk) và buôn B'Nớ của dân tộc Cơ Ho (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).

Với mức hỗ trợ mỗi làng, buôn từ 100-140 triệu đồng, dự án bảo tồn làng, buôn truyền thống tập trung xây dựng các thiết chế văn hóa gắn với phát huy các giá trị truyền thống trong văn hóa sinh hoạt cộng đồng và nghệ thuật, trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống, các bài thuốc dân gian, xây dựng những làng, buôn này trở thành những điểm sáng văn hóa-du lịch.

Ngành văn hóa thông tin cùng các tỉnh Tây Nguyên còn phục dựng 3 mô hình lễ hội truyền thống gồm Lễ hội Tâm ghết và Lễ hội ba Bsah N'gắp bon của dân tộc M'nông ở tỉnh Đắk Nông, và Lễ hội Bắc Máng Nước của dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum. Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ Văn hóa Thông tin dự kiến tiếp tục hỗ trợ bảo tồn 5 lễ hội truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, với kinh phí khoảng 100 triệu đồng cho mỗi lễ hội.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa Thông tin và các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người có số dân ít (dưới 5.000 người) bắt kịp với sự phát triển của các dân tộc anh em.

Trước mắt, ngành văn hóa thông tin và tỉnh Kon Tum sẽ tập trung bảo tồn, phát triển dân tộc Brâu có tổng số dân 200 người tại làng Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, và dân tộc Rơ Năm có số dân 230 người, sinh sống ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hang Đá Nhà - Núi Giòn  (21/09/2005)
Cuộc chuyển giao công nghệ… bảo tồn  (20/09/2005)
Măng Đen - "Đà Lạt của Kon Tum"  (19/09/2005)
Tà Cú - độc đáo cụm di tích, khu bảo tồn hoang dã  (18/09/2005)
Núi thiêng Đại Huệ  (16/09/2005)
Viết tiếp huyền thoại Trường Sơn  (15/09/2005)
Đi Khe Hai tắm biển  (14/09/2005)
Chùa Thiên Mụ - một danh lam thắng cảnh của Thừa Thiên - Huế  (14/09/2005)
Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y  (13/09/2005)
Hòn Tằm, dải lụa xanh trên vịnh Nha Trang  (12/09/2005)
Nhà ngục Đắk Mil: Một "Địa chỉ đỏ"  (11/09/2005)
Hơn 850 tỉ đồng xây dựng các công trình thủy điện ở miền Trung  (09/09/2005)
Một ngày trên đỉnh Đèo Ngang  (08/09/2005)
Khám phá Bạch Hồ, đồi Trinh Nữ  (07/09/2005)
Đẩy mạnh đầu tư, tiến độ thi công các công trình trọng điểm ở miền Trung  (07/09/2005)