Lập Hội già làng - sáng kiến của Di Linh
15:9', 8/11/ 2006 (GMT+7)

Già làng- người lớn tuổi và có uy tín, được bà con từng dòng tộc trong buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu (DTTS) Tây Nguyên suy tôn. Họ là lớp người mẫu mực và có trách nhiệm đối với bà con. Đây là phong tục tốt đẹp, là nét văn hóa riêng có, hình thành và tồn tại từ ngàn xưa. Còn Hội già làng là một hình thức tổ chức mới, bắt nguồn từ một “sáng kiến” đầu tiên ở huyện Di Linh.

Di Linh là huyện có số dân đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên đông nhất tỉnh Lâm Đồng, với gần 49 ngàn khẩu, chiếm 36% dân số trong toàn huyện. Để củng cố, nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò các già làng, trưởng bản đối với bà con trong buôn làng, dòng họ và bảo tồn nét đẹp đặc trưng, phong tục tập quán của DTTS Tây Nguyên, đồng thời, thông qua uy tín của già làng để góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả hơn, vào cuối năm 2003, huyện Di Linh đã có chủ trương thành lập Hội già làng tại 14 (trong tổng số 18) xã, thị trấn có đồng bào DTTS. Chủ trương này được bà con DTTS trong toàn huyện đồng tình.

Qua 2 năm thành lập, hoạt động của Hội già làng ở Di Linh đã đem lại những kết quả thiết thực. Theo anh Đoàn Lắm và chị Ka Brép, Phó chủ tịch UBMTTQ huyện Di Linh thì: Các tổ chức Hội già làng đã góp phần tích cực vào việc vận động giáo dục con cháu hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác định canh định cư, chuyển đổi phương thức sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, vận động buôn làng thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; vận động phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tham gia các phong trào quần chúng, xây dựng buôn làng bình yên, đoàn kết…

Tất cả 14 thôn có đồng bào DTTS đều củng cố, khôi phục nét đẹp văn hóa cồng chiêng bằng việc hình thành các đội cồng chiêng và tích cực tham gia các lễ hội, nhất là từ sau khi được UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa truyền khẩu phi vật thể của nhân loại.

So với các xã, hội già làng Gung Ré là đơn vị hoạt động tích cực và có hiệu quả nhất. Gung Ré có 61 già làng, tiêu biểu cho 10 dòng họ. Trước đây, già làng chỉ có vai trò, vị trí trong dòng của mình thôi. Bây giờ, có tổ chức hội già làng, thì vai trò của tổ và hội già làng  rộng hơn trước. Tổ và hội già làng được phép quản lý và liên kết mối quan hệ giữa các dòng họ. Đây là điều kiện để các già làng gìn giữ, phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dòng họ và trong cả buôn làng,

Trừ việc chọn 2 xã Gung Ré và Bảo Thuận làm điểm xây dựng Hội già làng, đến nay, huyện Di Linh đã thành lập được 14 hội già làng xã và 74 tổ già làng ở tất cả các thôn, buôn. Các tổ, Hội già làng đã tập hợp 431 già làng vào Hội. Tổ, hội già làng hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương và sự hướng dẫn, giúp đỡ của MTTQ và Hội người cao tuổi ở cơ sở.

Theo già làng K’Sen trong cuộc sống, việc chấp hành cái luật  của nhà nước là điều đương nhiên. Thế nhưng, trong thực tiễn cuộc sống, cũng  rất cần đến “luật tục”. Bởi lẽ, đối với đồng bào DTTS, “luật tục” luôn tồn tại song hành với cuộc sống của bà con từ xưa đến nay. Từ việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội, trong gia đình, trong quan hệ tình yêu và hôn nhân, việc  chấp hành pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội… đến việc vận động các phong trào quần chúng trong vùng đồng bào DTTS như làm đường, làm thủy lợi, tham gia các lễ hội, cũng mừng lúa mới…

Ngoài việc thực hiện theo pháp luật và theo nội dung của mỗi cuộc vận động, một vấn đề không thể thiếu, đó là vai trò của già làng và tổ chức  hội già làng. Bên cạnh việc vận động, giáo dục , hòa giải và thuyết phục con cháu, có những trường hợp cần thiết, các già làng và tổ chức hội già làng còn áp dụng “luật tục” để khuyên răn hoặc “ xử phạt”. Chẳng hạn như xử phạt “ bồi thường dành dự” trong việc xúc phạm quan hệ tình yêu, xúc phạm danh dự… bằng cách nộp “phạt” ché rượu cần (có kèm theo tiền hoặc heo, gà …). Đây là cách làm rất tế nhị, mang bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù, không chỉ đối với Gung Ré mà Hội già làng các xã trong huyện cũng quan tâm khôi phục trở lại.

Việc hình thành tổ chức Hội già làng ở Di Linh là điều rất cần thiết và thực tế đã đem lại kết quả thiết thực. Tuy thế, đây là một tổ chức rất mới, nên cần có sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở địa phương để vừa hoạt động, vừa điều chỉnh bổ sung, nhằm từng bước hoàn thiện tổ chức hội già làng và các hoạt động ngày một tốt hơn.

. Theo báo Lâm Đồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khi thể thao kết hợp với du lịch và thu hút đầu tư  (07/11/2006)
Giá dông tăng cao: Dông thịt thành dông giống  (06/11/2006)
Bhơ Hôông, một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn  (02/11/2006)
Du lịch xứ Nghệ cần hợp tác để khai thác hiệu quả  (01/11/2006)
Chiếc gùi của đồng bào Jrai  (31/10/2006)
Thờ cá voi - nghi lễ đặc trưng của văn hóa tín ngưỡng vùng biển  (30/10/2006)
Đổi thay bên dòng Đa Nhim  (26/10/2006)
Gửi tình đi… muôn phương  (24/10/2006)
Đi xe trượt giữa rừng nguyên sinh  (20/10/2006)
Thăm mộ cụ Hoàng Thị Loan  (19/10/2006)
Voi Buôn Đôn  (17/10/2006)
Dầu rái Đại Lộc - Quảng Nam  (13/10/2006)
Hồn trống Đông Sơn  (12/10/2006)
Ayun Pa tháng 10 này  (11/10/2006)
Khu di tích Lê Hồng Phong   (11/10/2006)