Du lịch Gia Lai: Tìm đường bứt phá
14:12', 24/11/ 2006 (GMT+7)

Biển Hồ - Plei Ku

Trong Chiến lược phát triển chung của ngành Du lịch Việt Nam, tỉnh Gia Lai được đánh giá như một điểm du lịch sinh thái văn hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XII đã xác định: Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, làm thế nào để phát huy nó lại là chuyện không dễ khi du lịch Lai Gia vẫn còn khá thô sơ…

Trải qua biết bao biến đổi của lịch sử, mảnh đất Gia Lai vẫn duy trì một nền văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên bản địa. Người Jrai và Bahnar tại Gia Lai không chỉ là hai dân tộc đông nhất, mà còn có những tác động nhất định đối với đời sống văn hóa của các dân tộc khác trong khu vực. Nhắc đến Gia Lai là nhắc đến văn hóa Cồng Chiêng, đến văn hóa Nhà Rông, đến điêu khắc tượng gỗ, đến nhà mồ và các lễ hội đâm trâu, lễ hội bỏ mả và các điệu múa Soang của người bahnar trong tiếng nhạc cồng chiêng  trầm hùng, sôi động. Tiếp nối văn hóa từ thời đại đồ đá, bề dày lịch sử- văn hóa Gia Lai đã được minh chứng hàng loạt di dích , di vật là dấu ấn của nhiều thời đại như trống đồng An Thành, những di vật văn hóa Chăm Pa, di vật liên quan đến phong trào nông dân Tây Sơn trên vùng đất Thượng đạo và gần đây là hình ảnh, hiện vật về cuộc đấu tranh của nhân dân Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Đảng chống đế quốc và thực dân.

Hiện nay Gia Lai đã có 12 di tích và cụm di tích được Bộ Văn hóa- Thông tin cấp bằng công nhận. Số lượng di tích tuy không nhiều nhưng phản ảnh khá rõ nét tiến trình lịch sử cũng như cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Điển hình là những di tích về cách mạng kháng chiến như làng kháng chiến Stơr- quê hương anh hùng Núp, chiến thắng Đăk Pơ, di tích Biển Hồ.

Nhận định du lịch là một huớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, những năm qua, tỉnh Gia Lai đã có những chính sách ưu đãi, kích cầu đầu tư du lịch. Các dự án du lịch mọc lên, đưa vào hoạt động không những thúc đẩy kinh tế của tỉnh mà còn tạo được công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư xung quanh. Mức tăng trưởng bình quân ngành du lịch đạt từ 10-12%/năm, góp phần cùng các ngành dịch vụ làm nên 22-24% GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, những con số đó vẫn chưa xứng tầm với một vùng đất nhiều tiềm năng như Gia Lai.

Ngành du lịch Gia Lai phấn đấu đến năm 2010 đón và phục vụ 120.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 20.000 lượt; doanh thu du lịch đạt 200 tỷ đồng. Du lịch cùng các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh từ 26%/năm trở lên. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Gia Lai đang xây dựng một chương trình hành động cụ thể. Trong đó, sự hợp tác gắn kết các ngành một cách đồng bộ, thống nhất được các nhà lãnh đạo Gia Lai xác định là mấu chốt cho sự phát triển của du lịch. UBND tỉnh cùng các ban ngành đang tập trung xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khơi thông huyết mạch đầu tư du lịch đến Gia Lai. Đặc biệt, tỉnh sẽ có chế độ ưu tiên nguồn vốn vay xây dựng cơ bản với lãi suất thấp, hỗ trợ kinh phí cho việc lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm…

Cũng nhằm tạo điểm nhấn du lịch, tránh tình trạng xây dựng khu du lịch thiếu quy hoạch, dàn trải, tỉnh đang triển khai quy hoạch chi tiết các khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm, các vùng tập trung, liên vùng. Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể này, tỉnh sẽ cụ thể hóa chính sách ưu tiên thu hút vốn đầu tư cho từng khu du lịch. Theo kế họach, từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm:khu du lịch sinh thái thác Phú Cường và lòng hồ Ayunhạ(huyện Chư Sê- Ayunpa); khu du lịch sinh thái lòng hồ Ialy và thăm nhà máy thủy điện Ialy; khu du lịch Lâm Viên Biển Hồ, TP Leiku. Các di tích văn hóa được tập trung đầu tư làm điểm nhấn cho du lịch Gia lai làm căn cứ cách mạng  Kon Hà Nừng(huyện Kbang); khu du lịch văn hóa lịch sử Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê và huyện Kbang, Long Chơro).

. Theo Thời báo Ngân hàng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Gốm Bàu Trúc hồi sinh  (23/11/2006)
Nước mắm tép Hà Yên - Thanh Hóa  (22/11/2006)
Để trái thanh long xuất khẩu bền vững  (21/11/2006)
Từ Hàng Đô đến Vạn Tường  (19/11/2006)
Nhìn từ Tuyên bố Hội An  (17/11/2006)
Bài chòi miền Trung  (17/11/2006)
Giếng cổ Champa  (16/11/2006)
Sẽ có một loại còi đuổi voi dữ ?  (16/11/2006)
Người "cổ" ở Hội An  (13/11/2006)
Du lịch biển thêm sản phẩm mới   (10/11/2006)
Lập Hội già làng - sáng kiến của Di Linh  (08/11/2006)
Khi thể thao kết hợp với du lịch và thu hút đầu tư  (07/11/2006)
Giá dông tăng cao: Dông thịt thành dông giống  (06/11/2006)
Bhơ Hôông, một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn  (02/11/2006)
Du lịch xứ Nghệ cần hợp tác để khai thác hiệu quả  (01/11/2006)