Kỳ vọng từ con đường xuyên "thế kỷ"
11:48', 19/2/ 2006 (GMT+7)

Một khi tuyến hành lang kinh tế Đông Tây đi vào vận hành, cả một vùng rộng lớn trong khu vực Đông Nam Á từ Myanma, Đông Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam sẽ mở ra vận hội mới. Không chỉ con đường tới biển của vùng Đông Bắc Thái Lan được rút ngắn đi rất nhiều mà con đường sẽ có tác dụng hỗ trợ thu hút đầu tư, thương mại và thúc đây mạnh hoạt động sản xuất của cả vùng Đông Bắc.

Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối liền từ Myanma qua Đông Bắc Thái Lan đến Lào rồi dừng ở Việt Nam dài 1.450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) trên biên giới Myanmar- Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mai Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh và ở Việt Nam, chạy từ  cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng. Đà Nẵng là điểm kết nối cuối cùng trong tuyến hành lang này.

Một điểm lý thú là hầu như tất cả các con đường xuyên quốc gia của các nước trong khu vực sông Mê Kông đều chọn Việt Nam làm điểm dừng cuối cùng.

Bắt đầu từ trong Nam ra là con đường xuyên Á nối thành phố Hồ Chính Minh qua cửa khẩu Mộc Bài rồi Campuchia, sau đó là đường 8 nối thành phố Vinh đi Viêng Chăn (Lào), đường 9 nối Đà Nẵng qua Huế, tới Đông Hà vượt cửa khẩu Lao Bảo tới Savannakhet rồi Bắc Thái Lan, Myanma và trên cùng là tuyến đường Hải Phòng- Côn Minh (Trung Quốc). Sự kết nối về kinh tế, văn hoá, du lịch giữa các vùng trong khu vực với nhau cũng chính là sự kết nối trên những con đường đã mở.

Theo Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Krrit Kraichiti thì đây là tuyến đường quan trọng có tác động tích cực trực tiếp đến tất cả các địa phương trong tuyến hành lang. Cùng với sự phát triển của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng được đầu tư khá hoàn chỉnh. Đặc biệt, hiện nay Đà Nẵng có mối quan hệ hợp tác với hơn 80 quốc gia  và vùng lãnh thổ sẽ là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho Đà Nẵng mà cả các quốc gia trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế.

Sự kỳ vọng từ con đường xuyên "thế kỷ" còn thể hiện ở trợ giúp hết sức nhiệt tình của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cơ quan đã có hơn 10 năm miệt mài trợ giúp vốn, kỹ thuật cho các quốc gia trong vùng để "kết nối" các con đường. Sự "kết nối" này sẽ giúp các quốc gia hỗ trợ nhau và phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh của mình, mà trong đó, tiềm năng du lịch sẽ được khai thác đầu tiên khi tuyến hành lang thông tuyến, vì thế đây là thế mạnh không chỉ của riêng một nước nào. Nếu như ở điểm cuối Việt Nam có những bãi biển dài xanh ngát với cát trắng tuyệt đẹp trải từ Đà Nẵng cho đến Nghệ An cùng với vô số di sản văn hoá thế giới Hội An, Mỹ Sơn, Huế, Phong Nha- Kẻ Bàng níu du khách dừng lại, thì ở phía bên kia vùng Đông bắc Thái Lan là những chùa vàng rực rỡ, những mái đình cong cổ kính, tĩnh lặng đang gọi mời. Với Lào, đất nước Triệu voi cũng đầy bí ẩn bất ngờ. Các nhà làm du lịch đang tính đến một tour du lịch "xuyên" ba nước trong một ngày: Sáng ăn cơm ở Thái Lan, buổi trưa uống rượu Lào, buổi tối tắm biển Đà Nẵng".

Theo thông báo của ông Krit Kraichiti, hiện nay chỉ còn một cây cầu nối hai bờ sông Mê Kông từ Mukdahan (Thái Lan) với Savannakhet (Lào) đang được gấp rút hoàn thiện để thông toàn tuyến. Còn theo ông Bounsonh Thamavongsing, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán CHDCND Lào thì tuyến hành lang kinh tế Đông Tây sẽ giúp Lào phát huy được lợi thế tài nguyên rừng và mở rộng xuất nhập khẩu thông qua các cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Chân Mây (Huế). Một hành lang kinh tế đã được định hình, vấn đề còn lại là thời gian và các cơ chế phối hợp thực hiện giữa các quốc gia trong vùng.

. Theo báo Đà Nẵng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xuôi dòng sông La  (17/02/2006)
Làng 500 tuổi  (17/02/2006)
Hát múa sắc bùa: Nét truyền thống của ngày xuân  (17/02/2006)
Thức dậy miền trầm tích Cát Tiên  (13/02/2006)
Đắk Nông - một động lực mới của vùng kinh tế Tây Nguyên  (12/02/2006)
Phú Yên: Vũng Rô, Đá Bia, Mũi Điện...  (10/02/2006)
Quần thể du lịch - thể thao trên biển, tại sao không ?  (09/02/2006)
Đà Nẵng: Thu hút nhân tài qua mạng điện tử  (09/02/2006)
Vị thế Quảng Ngãi  (08/02/2006)
Phú Yên: khôi phục hội đua ngựa dân gian  (07/02/2006)
Lăng Cô - Chân Mây, điểm nhấn trên hành lang kinh tế Ðông - Tây  (07/02/2006)
Làng quê, làng nghề Đà Nẵng - êm đềm vùng ven đô  (06/02/2006)
Nguyên miếu Lam Kinh  (05/02/2006)
"Nhúng nước lưới" ở Sa Huỳnh  (03/02/2006)
Miền Trung liên kết phát triển du lịch  (02/02/2006)