Cưỡi voi qua sông Sêrêpôk
9:54', 21/2/ 2006 (GMT+7)

 

Bên kia hạ nguồn sông Sêrêpôk thuộc địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn,  tỉnh DăkLăk là bìa rừng của vườn quốc gia Yôk Đôn có diện tích gần 120.000 ha.

Từ bên này bến nước sông Sêrêpôk - dòng sông lớn nhất Tây Nguyên với chiều dài gần 300 km, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, bạn có thể ngồi trên lưng voi vượt sông sang bên kia bờ để vào thế giới rừng nối tiếp rừng của vườn quốc gia Yôk Đôn với muôn màu kỳ hoa dị thảo.

Ở vùng hạ nguồn, dòng sông uốn khúc ven rừng trước khi chảy ngược về phía tây qua nước láng giềng Campuchia.

Thật thú vị khi ngồi lắc lư trên lưng voi, vững vàng bên trong chiếc bành voi dành cho 2 - 3 người, với chú nài voi người dân tộc thành thạo kinh nghiệm ngồi phía trước điều khiển. Sau khoảng 100m đi trên sông Sêrêpôk, sang bờ bên kia, du khách có thể đi trong rừng theo lối mòn quen thuộc voi đi, cũng có thể rẽ ngang một lối khác, quanh quẩn trên lưng voi 30 phút hoặc trọn 1 giờ đồng hồ để tận hưởng niềm vui du lịch sinh thái.

Chú nài voi là người dân tộc thiểu số rất rành tiếng Việt, thông thạo địa bàn sông núi quê hương, có thể trả lời cho du khách những điều muốn biết. Vào sâu trong rừng Yôk Đôn, du khách sẽ gặp những cây dầu đồng, dầu trà beng cổ thụ cao vút như với tận trời xanh. Tình cờ bạn có thể thấy một con suối nhỏ, một con kỳ đà màu nâu đen ẩn mình bên đống lá vàng khô. Vào sâu hơn nữa, giữa mênh mông trùng điệp của rừng già Yôk Đôn, bán sẽ đến nơi cư ngụ của các loài chim công, chim trĩ, các loài thú móng guốc (nai, mang, cheo, bò rừng, bò tót...) và đặc biệt là loài voi châu Á mà những năm gần đây Nhà nước không cho phép săn bắn nữa.

Một lần ngồi trên lưng voi, du lịch sinh thái khám phá sông nước, rừng xanh sẽ cho du khách ít nhiều cảm hứng đáng nhớ trong đời. Giá vé ngồi trên lưng voi qua sông thăm rừng cũng dễ chịu: 100.000 đồng/30 phút chuyến đi dành cho 2 - 3 người. Đường đi từ thành phố Buôn Ma Thuột đến bến sông Sêrêpôk - huyện Buôn Đôn chỉ 1 giờ đồng hồ ô tô, bạn sẽ gặp ngay trung tâm dịch vụ du lịch tọa lạc bên sông sẵn sàng phục vụ du khách.

. Theo Thanh Niên

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Dự cảm Quảng Đông  (20/02/2006)
Kỳ vọng từ con đường xuyên "thế kỷ"  (19/02/2006)
Xuôi dòng sông La  (17/02/2006)
Làng 500 tuổi  (17/02/2006)
Hát múa sắc bùa: Nét truyền thống của ngày xuân  (17/02/2006)
Thức dậy miền trầm tích Cát Tiên  (13/02/2006)
Đắk Nông - một động lực mới của vùng kinh tế Tây Nguyên  (12/02/2006)
Phú Yên: Vũng Rô, Đá Bia, Mũi Điện...  (10/02/2006)
Quần thể du lịch - thể thao trên biển, tại sao không ?  (09/02/2006)
Đà Nẵng: Thu hút nhân tài qua mạng điện tử  (09/02/2006)
Vị thế Quảng Ngãi  (08/02/2006)
Phú Yên: khôi phục hội đua ngựa dân gian  (07/02/2006)
Lăng Cô - Chân Mây, điểm nhấn trên hành lang kinh tế Ðông - Tây  (07/02/2006)
Làng quê, làng nghề Đà Nẵng - êm đềm vùng ven đô  (06/02/2006)
Nguyên miếu Lam Kinh  (05/02/2006)