Nha Trang: Điểm đến an toàn, thân thiện
15:40', 2/3/ 2006 (GMT+7)

Qua 5 năm thực hiện, Chương trình phát triển du lịch là một trong những chương trình đạt được hiệu quả cao. Với tiềm năng và lợi thế hiện có, hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng.

 

Đến nay, toàn TP. Nha Trang có trên 300 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, với nhiều hình thức kinh doanh phong phú, đa dạng của các thành phần kinh tế. Các khách sạn, nhà nghỉ hầu hết đã được thẩm định phân loại xếp hạng, bảo đảm đạt tiêu chuẩn cho phép hoạt động. Tổng số khách đến Nha Trang năm 2001 đạt 470.250 người và đến năm 2005 ước đạt 810.000 người, tăng khoảng 72%. Tổng doanh thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch đến năm 2005 ước đạt 554 tỷ đồng, tăng 138%. Để đạt được kết quả này, UBND TP. Nha Trang đã cụ thể hóa Chương trình phát triển du lịch TP. Nha Trang theo từng giai đoạn và tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp triển khai thực hiện. UBND thành phố đã chủ động có nhiều biện pháp trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), góp phần xây dựng môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại Nha Trang, phấn đấu để Nha Trang luôn là “Điểm đến an toàn, thân thiện” của du khách.

Thành phố cũng đã triển khai các dự án đầu tư các khu dân cư mới, chỉnh trang các khu dân cư tự phát, từng bước thực hiện quy hoạch hệ thống cây xanh và công viên trên địa bàn thành phố… tạo bộ mặt khang trang, hấp dẫn cho đô thị du lịch. Mặt khác, xác định du lịch biển đảo là một mảng lớn của du lịch Nha Trang với các tour tham quan biển đảo, vui chơi giải trí trên biển. Để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách khi tham quan biển đảo, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm ANTT bến bãi, quản lý chặt chẽ hoạt động các tàu thuyền, phương tiện phục vụ du khách. Ban Quản lý bến tàu du lịch đã thực hiện việc sắp xếp chuyến, không để xảy ra tình trạng tranh giành, chèo kéo, ép khách. Lực lượng cứu hộ trên biển được duy trì nhằm kịp thời cảnh báo, phát hiện, cấp cứu nạn nhân khi vui chơi trên biển. Thành phố còn chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức đón tàu du lịch, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách quá cảnh, nhập cảnh tham quan TP. Nha Trang.

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nói chung và TP. Nha Trang nói riêng. Hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, có tác động đến toàn bộ cộng đồng dân cư; chính vì vậy, các ngành, các cấp cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước đối với du lịch, góp phần thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Nha Trang. UBND thành phố sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng Nha Trang trở thành một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Khánh Hòa - là điểm đến an toàn, thân thiện.

. Theo Báo Khánh Hòa

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện người “lên dây chiêng”   (01/03/2006)
Truyền kỳ chùa Đá Trắng  (28/02/2006)
Từ Châu Hoan đến Thanh Hóa  (28/02/2006)
Cá bống sông Trà  (27/02/2006)
Cung điện Long An - Một tuyệt phẩm của kiến trúc gỗ  (27/02/2006)
Huyền thoại dấu chân Y Rít  (26/02/2006)
Từ Bờ Y đến… bờ yêu  (24/02/2006)
Đưa miền Trung-Tây Nguyên trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước  (23/02/2006)
Chút "Triết lý" từ bữa cơm muối ở Huế  (22/02/2006)
Người buôn voi cuối cùng  (22/02/2006)
Cưỡi voi qua sông Sêrêpôk  (21/02/2006)
Dự cảm Quảng Đông  (20/02/2006)
Kỳ vọng từ con đường xuyên "thế kỷ"  (19/02/2006)
Xuôi dòng sông La  (17/02/2006)
Làng 500 tuổi  (17/02/2006)