Đất học Quỳnh Đôi
15:15', 7/4/ 2006 (GMT+7)

Làng Quỳnh Đôi thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nằm cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía đông, cách thị trấn Cầu Giát 5km về phía bắc.

Làng Quỳnh Đôi nổi tiếng là đất văn vật từ hàng bao thế kỷ nay. Làng được thành lập cách ngày nay trên 600 năm. Xưa làng có tên là Thổ Đôi Trang. Người dân Quỳnh Đôi sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và dệt lụa.

Bia mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương ở làng Quỳnh Đôi.

Nói đến Quỳnh Đôi là nói đến đất học. Quỳnh Đôi có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa. Học để làm quan và đi dạy học. Việc học cũng được coi là nghề truyền thống. Nếu chỉ tính từ năm 1444 cho tới năm 1918 Quỳnh Đôi có: 12 tiến sỹ, 94 phó bảng, 152 cử nhân, 444 tú tài. Tính từ năm 1918 đến nay làng Quỳnh Đôi có 85 người có trình độ trên đại học (tiến sỹ, phó tiến sỹ, thạc sỹ). Trên 800 người có trình độ đại học, hơn 600 người có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Làng Quỳnh Đôi có 29 dòng họ thì dòng họ nào cũng có người đỗ đạt cao.

Quỳnh Đôi là quê hương của nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm của Việt Nam, là quê hương của các tiến sỹ, văn sỹ nổi tiếng, nhà trí thức cách mạng Hồ Tùng Mậu... Quỳnh Đôi là vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đã cống hiến cho dân tộc nhiều anh hùng hào kiệt qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Quỳnh Đôi còn nổi tiếng bởi các di tích văn hoá lịch sử: Trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 và 1930 - 1945, đình Làng Quỳnh Đôi và nhiều nhà thờ họ là trụ sở của cách mạng, là nơi hội họp bí mật của chính quyền cách mạng.

Quỳnh Đôi được công nhận là làng văn hoá đầu tiên của Nghệ An và được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.

. Theo Báo Nghệ An

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Miệng "chén ngọc" hay cái huyệt yểm ?  (07/04/2006)
Đèo Hải Vân - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”  (06/04/2006)
Chùa giữa miệng núi lửa   (05/04/2006)
Festival Huế 2006: Những nét mới của một mùa lễ hội  (05/04/2006)
Nuôi hàu thương phẩm ở Khánh Hòa: Tiềm năng lớn, giá trị cao  (04/04/2006)
Du lịch hoài niệm chiến trường Quảng Trị xưa  (03/04/2006)
“Ngón tay của Chúa” trên núi Đá Bia  (31/03/2006)
Trống Quảng Xương và văn hóa Đông Sơn  (31/03/2006)
Hoài niệm bờ xe nước  (30/03/2006)
Những vườn chè cổ thụ ở Đà Lạt  (29/03/2006)
Bảo tàng điêu khắc Chămpa - Đà Nẵng  (28/03/2006)
Thợ kim hoàn trên núi cao  (27/03/2006)
Chùa Ve chai (Linh Phước) thể hiện lối kiến trúc đồ sộ và độc đáo của Đà Lạt  (27/03/2006)
Di sản văn hóa Sa Huỳnh  (26/03/2006)
Từ thành công của đường bay Đà Lạt - Hà Nội  (23/03/2006)