Vũng Áng bước đột phá kinh tế Hà Tĩnh
16:28', 13/4/ 2006 (GMT+7)

Vũng Áng là điểm hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế cho việc hình thành và phát triển khu kinh tế tổng hợp. KKT Vũng Áng nằm trên con đường thiên lý Bắc- Nam (QL1A). Là đòn gánh nối liền giữa hai vùng miền, cách sân bay Vinh (Nghệ An) 109 km và khu du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng 110 km, cách Hà Nội, Đà Nẵng đều 400 km.

KKT Vũng Áng nằm trên các tuyến giao lưu quốc tế, liên vùng và hành lang Đông Tây của miền Trung. Từ KKT Vũng Áng theo QL 8 qua cửa khẩu Cầu Treo hay theo QL 12A qua cửa khẩu Cha Lo đến tỉnh Khăm Muộn, thủ đô Viên Chăn nước CHDCND Lào và vùng Đông bắc Thái Lan khoảng 400-500 km.

“Mặt tiền” KKT này là cảng Vũng Áng. Cảng Vũng Áng được quy hoạch trong tổng thể  phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, trong đó gồm cảng Sơn Dương với độ sâu 25 m đảm bảo cho tàu có trọng tải 50.000 – 100.000 tấn, công suất 2,6- 3,9 triệu tấn/năm. Cảng cách phao  số 0 là 0,8 hải lý, rất thuận tiện cho tàu ra vào. Cầu cảng số 1 đã và đưa vào hoạt động từ năm 2002 và đã khai thác hết công suất thiết kế là 460 ngàn tấn hàng/năm, cầu cảng số 2, công suất thiết kế 0,8 triệu tấn/năm cho tàu 50.000 tấn đang được xây dựng. Trong quy hoạch, cảng Vũng Áng sẽ xây dựng thêm một số cầu cảng dành riêng cho nước bạn Lào…

KKT Vũng Áng có diện tích quy hoạch rộng 22.781 ha nằm phía nam Hà Tĩnh, gồm 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh, có quỹ đất lớn dân cư thưa thớt,  sản xuất nông nghiệp còn kém hiệu quả nên thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng và chi phí xây dựng thấp hơn các vùng khác. Theo nghiên cứu của các nhà địa chất, KKT này không nằm trong vùng có động đất, sóng thần nguy hiểm, nằm gần hệ thống thuỷ lợi Sông Trí, Kim Sơn, Mộc Hương và Tàu Voi khoảng 10 km, trữ lượng hàng chục triệu m3 nước, đủ cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại đây.

Vũng Áng có bãi biển thoải dài, cát trắng là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển- đảo để hút khách quốc tế. Hơn nữa, lại gần các trung tâm, các điểm di sản văn hoá thế giới ở miền Trung như Phong Nha- Kẻ Bàng, cố đô Huế, thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch trong khu vực.

KKT Vũng Áng còn nằm gần các nguồn tài nguyên khoáng sản quý có trữ lượng lớn nhất nước. Các mỏ ti tan gần như lộ thiên, trữ lượng trên 4,6 triệu tấn (chiếm 1/3 trữ lượng cả nước, nằm dọc biển Hà Tĩnh). Bên cạnh đó là các mỏ khác như mangan, vàng sa khoáng… Đặc biệt mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà) có trữ lượng 554 triệu tấn, chiếm hơn ½ trữ lượng của cả nước và mỏ sắt lộ thiên trữ lượng 10 triệu tấn nằm ở huyện Vũ Quang và Hương Sơn. Các mỏ này đều có hàm lượng sắt lớn, chiếm 60-65%…

Việc hình thành KKT Vũng Áng là cơ hội lớn cho tỉnh Hà Tĩnh đi lên CNH-HĐH. Nghị quyết số 39-NQ/T.Ư ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH, QPAN vùng bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2110 trong đó có Hà Tĩnh. Theo ông Võ Kim Cự, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thì từ tháng 11-2004, Tổng Công ty Thép Việt Nam cùng Công ty tư vấn Arcelor,Cộng hòa Pháp đã hoàn thành báo cáo tiền khả thi xây dựng nhà máy thép liên hợp tại Vũng Áng với công suất 4,5 triệu tấn sản phẩm/năm.

Ngày 9-11-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1195/QĐ-TTg về việc quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách giai đoạn 2006-2010. Trong đó có cụm Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, công suất trên 3.000 MW, giai đoạn 1 công suất 1.000 MW. Riêng dự án khu liên hợp luyện thép và khai thác mỏ sắt thuộc dự án quốc gia, có  nguồn vốn đầu tư lên đến khoảng 3,5 tỷ USD, dự kiến khởi công vào cuối năm 2006. Khu công nghiệp này sẽ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động cùng với nguồn thu ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng. Dự án Nhà máy nhiệt diện Vũng Áng giai đoạn 1, số vốn khoảng 1 tỷ USD do Tổng Công ty Lắp máy (LILAMA) làm chủ dầu tư. Với cơ chế đặc biệt về đầu tư xây dựng, huy động vốn cùng với các cơ chế thu hút của Hà Tĩnh  sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể khởi công xây dựng nhà máy vào tháng 6-2006, dự kiến đến năm 2009 sẽ phát điện, hoà  lưới điện quốc gia, đồng thời cung cấp điện trực tiếp cho KKT Vũng Áng.

Việc hoàn thành cụm Nhà máy nhiệt điện 3.000-3.600 MW và cảng Vũng Áng đầu tư xây dựng thêm hai cầu cảng, hàng năm cảng sẽ tiếp nhận 10 triệu tấn than phục vụ cho nhà máy. Từ đây, Hà Tĩnh sẽ có nguồn thu ngân sách trên 3.000 tỷ đồng/năm. Đây là khoản thu lớn gấp 8-9 lần so với nguồn thu của Hà Tĩnh hiện nay, góp phần phát triển KT-XH cho Hà Tĩnh. Hà Tĩnh cũng tiếp tục kêu gọi đầu tư để lấp đầy KKT này, trong đó có dự án Pigment 50.000 tấn sản phẩm/năm do Tổng Công ty KS-TM Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với số vớn khoảng 100 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2009, sẽ xuất khẩu 50% sản lượng với doanh thu 55-65 triệu USD/năm…

Các dự án thuộc thế mạnh của  tỉnh Hà Tĩnh như chế biến gỗ, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch… KKT này thực  sự là cơ hội dể thu hút vốn đầu tư ODA và FDI. Đặc biệt, các ngành kinh tế đòn bẩy như luyện thép, đóng tàu và cơ khí tàu thuỷ, cảng và dịch vụ cảng, công nghiệp dệt may, dép và đồ da; công nghiệp điện tử, tin học; dịch vụ vận tải, cùng với các dịch vụ về thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông… sẽ hình thành khu kinh tế động lực không chỉ cho Nam Hà Tĩnh, Bắc Quảng Bình mà cho cả khu vực và tạo ra khu đô thị mới Nam Hà Tĩnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm đẩy nhanh sự phát triển KT-XH Hà Tĩnh và khu vực trong cả nước. Đó cũng chính là phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh, nhiệm kỳ 2005-2010 đặt ra. Và hiện đang nhanh chóng xúc tiến quy hoạch tổng thể cho phát triển công nghiệp đến năm 2020, tính đến tầm nhìn 2030. Tỉnh đang tính dồn sức cho việc tính toán đền bù, tái định cư và hoàn thành các cơ sở hạ tầng ngoài bờ rào cho KKT, nhất là giao thông, điện nước cùng việc phát triển nhân lực phục vụ đáp ứng yêu cầu cho KKT Vũng Áng.

. Theo báo Hà Tĩnh

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đá mỹ nghệ Non Nước đã có thương hiệu  (13/04/2006)
Ca trù Thanh Hóa  (12/04/2006)
Miền đất say  (11/04/2006)
Quảng Trị đón đầu cơ hội hợp tác kinh tế trên hành lang Đông-Tây  (11/04/2006)
Những chiếc xích lô của Bình Thuận tourist  (10/04/2006)
Ra Cù Lao xem giỗ tổ nghề Yến  (09/04/2006)
Đất học Quỳnh Đôi  (07/04/2006)
Miệng "chén ngọc" hay cái huyệt yểm ?  (07/04/2006)
Đèo Hải Vân - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”  (06/04/2006)
Chùa giữa miệng núi lửa   (05/04/2006)
Festival Huế 2006: Những nét mới của một mùa lễ hội  (05/04/2006)
Nuôi hàu thương phẩm ở Khánh Hòa: Tiềm năng lớn, giá trị cao  (04/04/2006)
Du lịch hoài niệm chiến trường Quảng Trị xưa  (03/04/2006)
“Ngón tay của Chúa” trên núi Đá Bia  (31/03/2006)
Trống Quảng Xương và văn hóa Đông Sơn  (31/03/2006)