Đà Lạt - đường đến đô thị di sản
15:17', 5/5/ 2006 (GMT+7)

Theo GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính thì khái niệm di sản đô thị có giới hạn hơn so với đô thị di sản. Như Hà Nội có khu phố cổ, Hoàng thành Thăng Long, kiến trúc thời Pháp thuộc…là những thành phần cấu thành nên những di sản đô thị của thành phố. Hay di sản đô thị của Hội An là phố cổ. Nhưng những thành phố có quá trình tồn tại trong lịch sử hình thành như một cơ thể thống nhất, có hình hài mang giá trị trọn vẹn trên mọi phương diện, không thể bỏ cái này hay cái kia và được người ta nhớ tới như một thương hiệu, Đà Lạt chính là vậy.

Ở Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được liệt vào những thành phố lớn. Đương nhiên vị trí, hình ảnh của hai thành phố này là một thương hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả thế giới. Song cũng có  thành phố có vị trí thứ yếu hơn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lại là đô thị hết sức đặc trưng như Huế và Đà Lạt. Vì thế những gì hiện hữu ở Đà Lạt mà ta đang sở hữu có thể ung dung, vững tin, vững vàng với đầy đủ căn cứ để liệt vào hàng đô thị di sản.

Cơ sở làm căn cứ để xếp Đà Lạt vào hàng đô thị di sản bởi Đà Lạt là một đô thị trọn vẹn kể từ khi được thành lập. Đô thị đầu tiên có quy hoạch từ đầu và được xây dựng  trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch qua các thời kỳ. Các cụ ta ngày xưa chưa có khái niệm nghỉ dưỡng. Thời Pháp thuộc, điều kiện khi ấy chưa có máy lạnh nên xuất phát từ nhu cầu nghỉ mát nên người Pháp đã chọn nơi mát mẻ, cao ráo, có khung cảnh đệp để xây dựng khu nghỉ dưỡng. Đà Lạt hội đủ những yếu tố và được lựa chọn, do đó ngay từ đầu đã được định đoạt bởi chức năng của một đô thị nghỉ dưỡng, nghỉ mát. Trong suốt hơn một thế kỷ hình thành của mình, Đà Lạt  vẫn luôn phát triển bởi chức năng đó. Chính véc-tơ này là yếu tố quyết định đến hình ảnh, tính chất, cấu trúc, diện mạo kiến trúc của đô thị Đà Lạt. Hai yếu tố đó là công năng nghỉ dưỡng và khai thác xây dựng đô thị dựa trên nền thiên nhiên tạo nên tính đặc trưng, đặc thù mà cho đến hôm nay tình chất đó vẫn được duy trì. Có một cảnh quan, thiết chế kiến trúc cực kỳ quý hiếm như Đà Lạt chưa được đánh giá hết, hiểu chưa hết, cần phải tiếp tục nghiên cứu, khảo sát… tạo lập đầy đủ những luận cứ để công nhận đây là một đô thị di sản.

Về vấn đề thời gian để Đà Lạt chính danh đô thị di sản cũng theo GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính thì Đà Lạt không nên chờ đợi Nhà nước, Chính phủ  phải ra một văn bản công nhận Đà Lạt là đô thị di sản. Cái chính là chính quyền, người dân phải nhận ra mình đang sở hữu một trong hai đô thị quý hiếm nhất ở Việt Nam mà theo tôi đó là Huế và Đà Lạt. Nếu Đà Lạt được bảo tồn, phát triển theo đúng tính chất (đô thị phong cảnh) của nó sẽ là nguồn lực để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, du lịch… Nghĩa là làm giàu từ cái mà lịch sử đã tạo ra. Bảo tồn không có nghĩa là để chơi mà để làm du lịch. Đó là cách để Đà Lạt đi lên mà chính quyền và người dân hiểu hơn ai hết. Từ nhận thức đó chính quyền và người dân phải chủ động xây dựng những quan điểm, chiến lược, cách ứng xử riêng phù hợp nhất đối với tài sản đô thị hiếm hoi này trong hệ thống đô thị của nước ta.

Trước tiên mọi quy hoạch, kế hoạch phát triển thành phố phải dựa trên sự phát triển tiếp nối từ quá khứ. Không được để vốn liếng đô thị Đà Lạt đang có bị thương tật. Hơn nữa đô thị di sản Đà Lạt không phải là một ngôi đình, ngôi chùa hay một quần thể tháp mà là một tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan thống nhất. Xây dựng Đà Lạt phải dựa trên những cái có từ trước tới nay. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các khu vực trong thời gian tới đó là sự cạnh tranh giữa các đô thị. Đà Lạt không thể trở thành một đô thị công nghiệp như các đô thị khác trong và ngoài nước. Với thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan này chỉ có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng, đô thị phong cảnh và đó là thương hiệu vượt trội của một đô thị di sản. Mọi giá trí của Đà Lạt phải được người dân nhận thức đầy đủ nâng niu gìn giữ như tài sản của mình. Dấu ấn của nhà quản lý đô thị Đà Lạt cần quyết liệt trong quá trình phát triển. Không nên nghĩ cứ phải cao tầng thì mới có bột mặt đô thị hiện đại. Sự hiện đại của một đô thị nằm ở chỗ kiến trúc và vật liệu xây dựng lên nó. Tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt nên xây dựng những quy chế quản lý đặc thù riêng cho Đà Lạt để xin Chính phủ hay Bộ Xây dựng phê duyệt theo hướng quản lý đô thị di sản.

. Theo báo Lâm Đồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tây Sơn Thượng đạo   (05/05/2006)
Thành nhà Hồ trong hành trình đến Di sản Văn hóa Thế giới   (04/05/2006)
Một thoáng Hội An   (04/05/2006)
Thác nước Gia Lai  (30/04/2006)
"Bảo tàng ngoài trời” ở Quảng Bình  (28/04/2006)
Thăm nơi ở và làm việc của cụ Huỳnh Thúc Kháng  (27/04/2006)
Mạo hiểm rừng Đa Mi  (26/04/2006)
Tiềm năng văn hóa du lịch làng Cơtu   (26/04/2006)
Ở nơi "tiếng gà gáy ba nước đều nghe"  (25/04/2006)
Giữ gìn văn hóa đặc sắc các dân tộc Tây Nguyên  (25/04/2006)
Cõi lạ giữa miền Trung  (24/04/2006)
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cho các tỉnh Tây Nguyên  (20/04/2006)
Quảng Ngãi: Phủ xanh đất đảo  (19/04/2006)
Tàu du lịch “Phan Thiết Hội tụ xanh”: Cầu nối Sài Gòn- Phan Thiết   (18/04/2006)
Thắng cảnh Măng Đen  (18/04/2006)