Về Vĩnh Linh anh hùng
11:8', 17/5/ 2006 (GMT+7)

Huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một vùng đất đã đi vào trang sử vẻ vang của dân tộc trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Vĩnh Linh trong chiến tranh đã phải gánh chịu bao đau thương, mất mát. Đến hôm nay, vùng đất anh hùng này đang từng ngày đổi thịt, thay da…

Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Vĩ tuyến 17 chạy dọc theo con sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam- Bắc Việt Nam. Vĩnh Linh- nơi có con sông Bến Hải chảy qua được thế giới biết đến từ đó. Trong cuộc chiến tranh hủy diệt Vĩnh Linh của không quân và hải quân  Mỹ- ngụy, mỗi người dân Vĩnh Linh phải gánh chịu 7 tân bom đạn; 12.124 người bị giết hại; 10.097 người bị thương; 1.713 người bị nhiễm chất độc hóa học của Mỹ rải xuống vùng đất này. Để hạn chế thương vong tới mức thấp nhất, bám trụ vững chắc làng xóm sản xuất và phục vụ chiến đấu thắng lợi, người dân Vĩnh Linh đã đào 114 địa đạo sâu từ 8 đến 23 m(riêng địa đạo Vịnh Mốc dài 1.701 m) và hàng trăm cây số hào giao thông,  phối hợp cùng các lực lượng vũ trang bắn rơi 293 máy bay các loại của địch(trong đó có 7 chiếc B 52), bắn chìm  và bắn cháy 69  tàu chiến (trong đó có tàu Niu-dơ-ri trọng tải 100.000 tấn)…

Về Vĩnh Linh hôm nay mới thấy sự đổi thảy mạnh mẽ trong hiện hữu nơi đây. Tiếp nối truyền thống anh hùng nơi mảnh đất tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Linh từng ngày vượt khó trên bước đường xây dựng quê hương no ấm, đủ đầy hơn. Thăm xã Vĩnh Quang, nơi có bãi tắm Nữ Hoàng đang trong mùa đón khách, cảng cá Cửa Tùng nhộn nhịp như ngày hội, nhiều nhà hàng khách sạn xen giữa những vườn tiêu phủ xanh thôn xóm… Đến nay, hầu như tất cả những vùng nhiễm mặn, trồng cây năng suất thấp của Vĩnh Linh đều chuyển sang nuôi tôm, nuôi cá, riêng diện tích nuôi tôm có khoảng 300 ha. Cùng với nuôi tôm là trồng cây cao su và cây hồ tiêu. Đây là hai loại cây truyền thống ở địa phương nhưng với cách trồng, chăm sóc có áp dụng nhiều tiến bộ KHKT hiện nay đã cho hiệu quả cao. Ở vùng đất đỏ Vĩnh Linh bây giờ người người trồng tiêu, nhà nhà trồng tiêu đã đem về cho địa phương một nguồn lợi không nhỏ  về kinh tế cũng như cảnh quan môi trường.

Đất mẹ Vĩnh Linh trong những năm chiến tranh ác liệt  đã chở che, đùm bọc nhân dân địa phương và đất cũng là nguyên liệu quý để huyện xây dựng Nhà máy  gạch tuynen công suất 17 triệu viên/năm. Ngoài ra hàng năm Vĩnh Linh còn cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn hải sản đã chế biến, 500 tấn muối ăn, 200.000 m3 đá, cát cho xây dựng, 10.000 tấn titan và nhiều sản ohẩm công nghiệp khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện cũng như xuất khẩu…

Vĩnh Linh trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước là lũy thép kiên cường của miền bắc xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc sống hòa bình hôm nay, tiềm năng của vùng đất anh hùng này đã và đang từng bước được  đánh thức bởi chính những bàn tay, khối óc sáng tạo của con người nơi đây, với sự đầu tư, hỗ trợ rất nhiều của tỉnh Quảng Trị. Hướng tới tương lai, chắc chắn Vĩnh Linh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, viết tiếp trang sử hào hùng trong công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày một giàu có, khang trang hơn.

. Theo Báo ảnh Việt Nam

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bảo tồn Nhã nhạc Huế   (16/05/2006)
Lao động tay nghề cao: Nhu cầu cấp bách ở Khu kinh tế Dung Quất   (16/05/2006)
Diễn Châu - viên ngọc của du lịch Nghệ An   (15/05/2006)
Biển Hồ   (12/05/2006)
Về thăm phố Hội  (12/05/2006)
Nhà mồ Tây Nguyên  (11/05/2006)
Trở lại vùng đất hàng rào điện tử Mc Namara   (10/05/2006)
Đường mòn Hồ Chí Minh qua lăng kính của các phóng viên nước ngoài   (09/05/2006)
Điểm đến hấp dẫn các doanh nhân và nhà đầu tư   (09/05/2006)
Thức dậy một tiềm năng   (08/05/2006)
Nhà vườn Huế   (08/05/2006)
Đà Lạt - đường đến đô thị di sản   (05/05/2006)
Tây Sơn Thượng đạo   (05/05/2006)
Thành nhà Hồ trong hành trình đến Di sản Văn hóa Thế giới   (04/05/2006)
Một thoáng Hội An   (04/05/2006)