Tây Nguyên- Trang phục xưa độc đáo áo vỏ cây
11:31', 1/6/ 2006 (GMT+7)

Nghề dệt vải, nhuộm màu, se sợi nhiều trăm năm trước đã được đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chú trọng lưu truyền. Tập quán cổ xưa nhất trong nghề này là cách thu hái cây cỏ hoang dại sơ chế thành áo mặc, chăn đắp.

Người Bana thoạt tiên biết bóc vỏ cây Sui, cây Khung đem ngâm nước cho xốp rồi phơi khô, đập mềm, cắt ngắn, tước bẹ dứa làm chỉ may thành áo. Về sau họ tìm được loại vỏ cây Kđôn, Kpông dai bền hơn để se sợi dệt vải. Người Cil ở vùng bình nguyên phía Nam cao nguyên Đăk Lăk luôn luôn đeo vòng đồng, vòng bạc thật lớn ở cổ tay cổ chân, nam đóng khố nữ quấn váy ngắn ngang bắp chân, đội nón rộng vành đan bằng tre, khóe miệng trễ xuống vì chiếc ống vố dồn đầy thuốc lá luôn cháy đỏ trên môi.

Phụ nữ Ê đê quý sợi trái Pơlang (bông gòn) mềm dịu ưu tiên dành để dệt khăn và áo, còn váy dệt bằng sợi gai khổ rộng quấn dài chấm gót. Ngày Buôn Ma Thuột làm lễ kỷ niệm 25 năm giải phóng (10-3-1975 – 10-3-2000), nghệ nhân cồng chiêng người M’nông huyện Lăk rất tự hào dẫn đầu một đoàn diễu hành trong chiếc áo vỏ cây duy nhất xù xì, dày, nặng trông thật lạ mắt. Chiếc áo chế tác theo công nghệ thời trang nguyên thủy này tuổi đời phải đến vài thế kỷ.

Trong làng thợ săn voi ở Buôn Đôn, thợ săn voi đều được huấn luyện nghiêm khắc về những vấn đề phải kiêng cữ trước và trong cuộc săn, trong đó có những dặn dò về cách trang phục. Một số Gru (thợ săn bậc thầy, đã bắt được từ 15 con voi trở lên) ở Buôn Đôn hiện còn giữ được vài mảnh áo vỏ cây mục nát vốn chỉ để khoác trong những cuộc săn voi quá khứ, quý lắm, lâu lâu mới đem ra phơi nắng giữ bụi.

Vậy mà riêng làng Đăk Ôn (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) đồng bào dân tộc Hà Lăng tới nay vẫn còn giữ được đến 7 bộ áo choàng bằng vỏ cây gần như nguyên vẹn, hoàn hảo.

Hiện nay nhiều nơi đồng bào bắt đầu dệt bằng máy bán thủ công, dùng sợi công nghiệp, nhuộm màu công nghiệp, cắt may nhiều kiểu cách tân đang khiến trang phục thổ cẩm phai nhạt dần giá trị văn hóa truyền thống. Rừng càng lùi xa, việc gắng giữ nếp xưa càng khó khăn bất tiện. Có lẽ chẳng bao lâu nữa những tấm khố váy dệt bằng sợi se tự nhiên, nhuộm màu nâu vỏ cây Kpai, cây Tơnung của người Bơhnar, màu chàm lá Mo, màu đỏ vỏ cây Tơnung, màu vàng củ nghệ của người Jơrai và nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên khác nữa sẽ chỉ còn trong bảo tàng và ký ức.

. Theo Báo Tiền phong

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhan sắc cửa Tùng  (31/05/2006)
Giữ màu xanh cho Sơn Trà  (31/05/2006)
Hòn Tranh và hòn Trứng  (30/05/2006)
Nơi đón bình minh sớm nhất Việt Nam  (29/05/2006)
Về Trà Quế làm… "nông dân phố cổ"  (29/05/2006)
Kon Tum một tiềm năng du lịch to lớn   (25/05/2006)
Đến năm 2010, Đà Nẵng không còn hộ nghèo theo chuẩn mới   (25/05/2006)
Đến năm 2010, Đà Nẵng không còn hộ nghèo theo chuẩn mới   (25/05/2006)
Huyền thoại về voi trắng   (24/05/2006)
Quang Trung với Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh 1788   (24/05/2006)
Đập Đồng Cam   (23/05/2006)
Các bên đều cam kết thực hiện đúng tiến độ   (21/05/2006)
Về Vĩnh Linh anh hùng   (17/05/2006)
Bảo tồn Nhã nhạc Huế   (16/05/2006)
Lao động tay nghề cao: Nhu cầu cấp bách ở Khu kinh tế Dung Quất   (16/05/2006)