Người thổi "hồn" cho tre nứa Tây Nguyên
16:1', 16/6/ 2006 (GMT+7)

Rơ Châm Tih - một nghệ nhân, một cựu quân nhân ở Gia Lai là một người say sưa với việc bảo tồn các loại đàn tre Tây Nguyên. Sinh ra và lớn lên ở làng Jút, xã IaDêr, huyện Iagrai (Gia Lai), 30 tuổi nhưng Tih có  tới 4 đữa con, đứa con trai đầu đã lên 9 tuổi đang là "học trò" xuất sắc của cha. Tih yêu đàn tới mức tên của các con Tih đều được đặt theo tên đàn.

Có thể nói 30 năm đi qua trong cuộc đời Tih là 30 năm Tih không ngừng học tập, vừa kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc vừa bảo tồn, phát huy giá trị của nền văn hóa trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên. Mê đàn, nên từ nhỏ Tih "dạo quanh" khắp vùng, nghe ở đâu có tiếng đàn là Tih có mặt, có ngày Tih ngồi học say sưa quên cả ăn, cả uống. Tâm hồn trẻ thơ của Tih là giai điệu thánh thót của những tiếng đàn và lời ca tiếng bà con đồng bào Jơ Rai, Ba Nar trong các ngày đêm lễ hội.

Đi Cao Nguyên, sưu tầm đàn tre

Ở Tây Nguyên, người giỏi làm đàn không mấy ai giỏi chơi đàn và ngược lại. Chỉ có  một Rơ Châm Tih chơi đàn đã giỏi mà làm đàn lại còn giỏi hơn. Chính anh đã bảo tồn được một số loại đàn đang có xu hướng mai một dần như: t’rưng, bru(sáo dọc), Knik, tingning (đàn goong - cách gọi của người Bana), đinh pưng. Đặc biệt Tih còn biết phát huy tác dụng của các loại đàn mà theo anh là những "linh vật" giao hòa tâm linh ngữa con người với "thần linh", giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, có cây hoa lá trong gia đình như: klok, brô amon, brô mong, hep brung, đing dek. Âm thanh của các loại đàn này ta nghe cứ như là tiếng thở của đồng quê thân thuộc, hơi lạnh của sương đá vào buổi sáng, bồng bềnh mây trắng bay vào buổi chiều và tựa những hơi thở dịu dàng, gấp gáp mà đắm đuối của bao đôi lứa yêu nhau…

Tih làm những chiếc đàn nhiều kiểu dáng, nhiều màu sắc rất đẹp, nhưng chỉ bằng một con dao cán dài, lưỡi nhỏ (vật dụng trong mỗi gia đình của người Jơ rai). Theo Tih thì đây là những "linh vật" mang sắc thái  và tâm hồn của người Jrai, Ba Nar được làm ra từ cây rừng mà tre nứa là vật dụng chính, mình không thể làm nhanh được , vừa làm mình vừa chỉnh sửa từng đoạn, từng thanh, từng "nốt" sao cho tiết tấu hay và hợp với những âm thành mà mỗi loại đàn mang lại mỗi khi sử dụng chúng. Khi nghe tiếng đàn, lòng người xao động, thanh thản, không thù oán, hờn giận nhau mà chỉ cùng nhau hướng tới cái tốt đẹp, cái tinh khiết của trời của đất, quên hết mệt mỏi sau những ngày lao động vất vả. Nghe tiếng đàn, con thú trong rừng không quậy phá nương rẫy, con chim bay về tổ, con bò, con trâu không lạc bước trên đồi, "Thần linh" hiểu được lòng người, nắng hòa, mưa thuận, mùa màng tốt tươi, nhiều hoa, nhiều trái…Nói xong, uống ngụm nước chè xanh. Tih cầm bru và thổi bài Dăm bRông (Chàng trai dũng cảm). Năm nay nắng nóng/Nóng cháy da người/Có chàng trai dũng cảm/Tìm nước về cho dân/…Có con chim báo hiệu/Có con ve báo thức/Chuẩn bị mùa mưa tới/Cây lá tốt tươi/Nhiều hoa, nhiều quả/Đôi lứa yêu nhau/Bập bùng lễ cưới…

Tih say sưa với tiếng đàn, tiếng sáo. Tih vỗ đinh pơng trầm hùng thúc giục như âm hưởng hội làng; kéo knik khắc khỏai, da diết; chơi  đàn tingning 12 dây réo rắt, trữ tình quyện theo câu hát đối đáp của trai gái trong làng. Trong các loại đàn, phải nói Tih "thành thạo" hơn cả là đánh hòa tấu t’rưng 16 ống. Từ tỏ tình bên dòng suối đắm say mà quyến rũ; đến Hội làng mừng vui, sôi nổi, nhưng đầm ấm yêu thương; đặc biệt hơn, nghe Tih chơi bài " Mừng chiến thắng Chư Pah mới cảm nhận được cái hay, cái khát khao, cái tinh tú đáng yêu của tiếng đàn phát ra từ  những ống tre nứa mộc mạc được chính chủ nhân thổi hồn vào. Năm 2004 Viện Âm nhạc Việt Nam trong chương trình truyền bá âm nhạc dân gian Việt Nam đã làm hẳn một VCD về "Nghệ sĩ dân gian dân tộc Jrai Tây Nguyên- Rơ Châm Tih" dài gần 60 phút. Đến nay, Tih đã dạy làm đàn và chơi đàn "thành thạo" được 12 "trò" là những thanh niên trai tráng trong làng; trong đó có con trai của mình. Đây là " đội quân" trợ thủ đắc lực cho nghệ nhân Rơ Châm Tih mỗi lần ra sàn biểu diễn.

Theo già làng Siu Nur thì làng này có nhiều thanh niên làm đàn và chơi các loại đàn, nhưng giỏi như Tih thì không có, Tih có hồn với tre nứa, tay nó lại khéo và chăm chỉ làm ra các loại đàn; mà thời gian qua trong cuộc sống đồng bào mình không được bảo tồn và phát huy. Chỉ cần nó thổi một chút hơi vào các "linh vật" đó  thì những tiếng đàn không những bay cao, bay xa mà còn vang vọng mãi trong lòng người… Dân làng mình rất tự hào khi sinh ra Tih. Có lúc cái bụng mình nghĩ, nếu cuộc sống  của bà con đồng bào dân tộc mình, những ngày hội, ngày vui mà thiếu đi những cây đàn và tiếng của Tih thì buồn biết chừng nào.

. Theo báo Văn hóa

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đường đến Phú Quý còn xa...   (15/06/2006)
Ngắm biển đêm và câu cá trong Vịnh Nha Trang   (14/06/2006)
Lễ rước Mục Đồng ở Đà Nẵng   (14/06/2006)
Đại công thần - danh tướng Nguyễn Xí   (13/06/2006)
Lễ hội đâm trâu ở Gia Lai   (13/06/2006)
Nữ du kích Thành Cổ, ngày ấy- bây giờ   (12/06/2006)
Cảm nhận ghềnh Đá Đĩa  (09/06/2006)
Dấu tích của nhà bác học Lê Quý Đôn trên đất Thanh  (08/06/2006)
Làng cổ Phong Nam, Đà Nẵng  (08/06/2006)
Phát triển thương mại, dịch vụ du lịch ở Hải Lăng, Quảng Trị  (07/06/2006)
Quảng Nam trên con đường di sản miền Trung  (06/06/2006)
Vũ điệu trai làng Cơ tu  (05/06/2006)
Khai mạc Festival Huế 2006: Lộng lẫy kinh thành  (04/06/2006)
Cửa Lò quyến rũ  (02/06/2006)
Khai mạc tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2006  (02/06/2006)