M’Rông Yô - làng giàu chiêng nhất ở vùng Tây Nguyên
16:46', 8/8/ 2006 (GMT+7)

Làng dân tộc Jrai M’rông Yô thuộc xã Ia Ka (huyện ChưPảh, tỉnh Gia Lai) hiện còn đang lưu giữ được 30 bộ  cồng chiêng, là một trong số ít buôn làng giàu chiêng nhất ở vùng Tây Nguyên trong đó phần nhiều là những bộ chiêng cổ có giá trị.

Theo ông K’sor Blăo, trưởng làng M’Rông Yô thì “Dân làng mình có đói ăn thì còn chịu được, chứ thiếu tiếng cồng chiêng thì coi như mất tất cả và cũng chẳng còn là buôn làng của người Jrai nữa. Trước đây tình trạng “chảy máu” cồng chiêng xảy ra ở đâu thì mình không biết, còn ở cái làng này không hề mất đi một bộ nào và còn nhiều hơn nữa là đằng khác. Minh chứng cho lời ông nói, hàng chục năm nay  bà con trong làng giữ gìn văn hóa cồng chiêng như bảo vệ sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng, không ai được quyền bán đi bằng bất cứ giá nào. Những năm 1990-1995, nghe tiếng ở làng M’Rông  Yô có nhiều chiêng cổ có giá trị, tư thương ở các nơi tìm đến để mua nhưng chẳng ai bán cho. Họ nói, những bộ cồng chiêng cổ ở đây có giá trị đến 5-7 con trâu khỏe và nếu như có trả giá cao hơn 10 con trâu thì mình cũng chẳng bán đâu. Bán chiêng cho người khác là  Yàng phạt đó… Đến làng nhiều lần gạ mua nhưng rồi cũng về tay không, từ đó không thấy tư thương lai vãng đến đây nữa.

Những bộ cồng chiêng ở làng M’Rông Yô lưu giữ gần như còn nguyên bản và thang âm của một dàn chiêng cổ. Khi gõ âm thanh phát ra trầm bổng và ấm áp đi vào lòng người. Có những dàn chiêng nhiều  chiếc phải cần đến 30-40 người mới chơi được nếu không đủ người âm thanh sẽ không đúng nhịp và coi như mất đi giá trị thiêng liêng của dàn chiêng cổ. Người biết chơi chiêng ở M’Rông Yô rất nhiều, từ những nghệ nhân lớn tuổi cho tới trẻ em 15-16 tuổi trong làng. Người chơi giỏi nhất không ai khác chính là trưởng làng K’sor Blăo. Ở M’Rông Yô được hình thành 2 đội chiêng mang tính “chuyên nghiệp”: một đội già(nghệ nhân lớn tuổi) và một đội trẻ. Lớp già có nhiệm vụ truyền đạt lại những kỹ năng chơi chiêng.

Vào những thời điểm lễ hội hàng năm, chiêng ở M’Rông Yô phải “chạy sô” sáng thì ở làng này, chiều tối thì ở làng khác(do các làng lân cận thiếu chiêng và thiếu người chơi hay). Đội chiêng ở M’Rông Yô trước đây được vinh dự đại diện cho “làng chiêng” của người Jrai ở Gia Lai ra thăm  và biểu diễn tại Hà Nội nhiều lần và lần nào cũng được người xem khen ngợi và cổ vũ rất nhiệt tình. Văn hóa cồng chiêng tây Nguyên được tổ chức UNESCO công nhận và cấp bằng là kiệt tác truyền khẩu văn hóa phi vật thể của nhân loại,  trong đó có công đóng góp không nhỏ của dàn chiêng làng M’Rông Yô đã được chọn là điển hình cồng chiêng của người Jrai làm hồ sơ để được xét duyệt.

Làng M’Rông Yô có chừng trăm hộ với hơn 500 nhân khẩu đều là người Jrai đã được định canh định cư  tại đây từ sau ngày giải phóng. Đời sống của bà con đã được cải thiện đáng kể, hiện không còn hộ đói mà chỉ còn một số ít hộ nghèo, hộ khá và giàu ngày càng nhiều hơn. Ở M’Rông Yô không chỉ có phát triển cây lúa, cây ngô… mà còn tham gia phát triển cây cao su tiểu điền, vào làm công nhân cao su ở nông trường- một hướng làm giàu trong tương lai.

. Theo báo Dân tộc và Phát triển

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bâng khuâng mấy nhịp Đà Rằng  (08/08/2006)
Lâm Đồng: Thêm nhiều thị trường mới cho rau hoa xuất khẩu  (07/08/2006)
Dấu tích làng cổ Thiên Xuân - Quảng Ngãi  (05/08/2006)
Nha Trang xinh đẹp  (04/08/2006)
Nghệ An phát triển làng nghề  (03/08/2006)
Có một "đồi vọng cảnh" ở Hòa Thắng  (03/08/2006)
Quảng Bình: Sản xuất thân thiện với môi trường  (02/08/2006)
Quảng Nam: Đình làng xưa những số phận đáng lo ngại  (02/08/2006)
Lăng tẩm Huế - một thành tựu rực rỡ của nền kiến trúc cổ Việt Nam  (01/08/2006)
Bình "ét vi xi"  (31/07/2006)
Bùng nổ thị trường thương mại Đà Nẵng  (31/07/2006)
Tây Nguyên: Cần lắm những hội chợ về giống cây trồng  (28/07/2006)
Đắk Nông: GDP bình quân 14,3 triệu đồng/người vào năm 2010  (28/07/2006)
Khám phá thung lũng huyền thoại  (27/07/2006)
Lâm Đồng: Mở rộng vùng khai thác du lịch  (26/07/2006)