Nhà dài - nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê ở Tây Nguyên
10:11', 22/8/ 2006 (GMT+7)

Ngôi nhà của ông H’Dắc tại buôn AK Phong (Phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) dài tới 20 m, dọc hai bê tường gỗ được trang trí bởi hàng loạt những vật dụng như chiêng, trống, ché rượu, sừng nai, cung nỏ… Sàn nhà được làm bằng tre, chạy dọc nhà là hai hàng cột lớn đã lên nước nhẵn bóng. Đây chính là một trong những ngôi nhà dài, nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê Tây Nguyên.

Xưa, nhà dài Tây Nguyên đã có ở vùng đất Đắk Lắk- nơi người bản địa Ê-Đê Kpăc sinh sống ở một buôn nhỏ, chạy dọc theo dòng suối Ea Tam dưới sự cải quản của một tù trưởng có Ama Thuột. Đầu thế kỷ XX, buôn này trở thành trung tâm của vùng đất Tây Nguyên rộng lớn. Địa danh Buôn Ma Thuột cũng ra đời từ đấy. Người Ê-đê có tập quán sống chung nhiều thế hệ trong một ngôi nhà củ chỗ sinh hoạt cho cả một đại gia đình có khi tới hàng chục người. Ngôi nhà cứ được nối dài thêm mỗi khi thêm người mới. Với chế độ mẫu hệ, một đại gia đình trong ngôi nhà dài thường có ba nhóm người. Nhóm phụ nữ mang họ mẹ, nhóm đàn ông họ mẹ và nhóm đàn ông không thuộc họ mẹ. Người phụ nữ cao tuổi nhất làm chủ gia đình, khi nào bà mất đi quyền hành sẽ được giao cho người con gái út.

Trong kết cấu của ngôi nhà dài bao giờ cũng được chia ba phần: sân sàn, ngăn dành cho khách và ngăn ở. Riêng sân sàn có cả sân trước và sân sau. Sân trước thường để dùng làm chỗ ngồi chơi hóng mát, được kết cấu rộng; sân sau được bố trí là nơi bếp nấu, có một cầu tháng xuống dành riêng cho người trong gia đình. Sân trước thường được bố trí hai cầu thang từ sân sàn trước là bước vào ngay ngắn quan trọng nhất- ngăn khách. Đây cũng là nơi thường được trang trí các vật dụng có giá trị và linh thiêng của người Ê-đê như: trống chiêng, ché rượu, các bộ sừng thú… Đây là chỗ tiếp khách và sinh hoạt chung của cả đại gia đình đồng thời là nơi thường diễn ra các sinh hoạt cộng đồng. Tiếp ngăn khách là những ngăn chạy dọc hai bên lối đi giữa dành cho các gia đình nhỏ.

Ở buôn AK Phong này, nhà của ông H’Dắc vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn ngôi nhà cổ. Phía sân trước là một chiếc cầu thang to, rộng, đủ chỗ cho cả vài người lên xuống cùng lúc. Đầu của cầu thang có chạm một đôi vú to nhẵn bóng để người lên xuống vịn. Con gái đi lên ngực chạm ngực.

Phía cuối sân trước còn chứa nhiều vật dụng quý, dưới gác lủng lẳng treo các dụng cụ đi rừng, làm nương và cả những gùi cá khô, miếng thịt nướng…Tại ngôi nhà này, ca sĩ Y Zắc công tác tại Đài PTTH Đắc Lắc,Yka, em của Y Zắc, con cháu của ông H’Dắc hát và cho nghe một loại nhạc cụ làm bằng vỏ quả bầu khô và sáu chiếc ống tre được gọi là đinh năm. Tiếng kèn du dương, trầm ấm cất lên một giai điệu của núi rừng. Men rượu cần như đã ngấm mùi thịt nướng thơm lừng, tiếng kèn như rạo rực… Lạc vào trong những âm thanh ấy như được chìm đắm vào khúc sử thi bi tráng của người Ê-đê trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ tự lúc nào không biết.

Từ bao đời nay, nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của đại gia đình mẫu hệ Ê-đê mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh thần trong đời sống của họ. Trải qua suốt chiều dài của lịch sử với sự mở mang giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc trên cao nguyên và những nền văn hóa khác của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các thế hệ mới của người Ê-đê đã dần thay đổi cách sống theo xu hướng tách khỏi gia đình lớn ra sống độc lập, không còn bị ảnh hưởng nặng bởi thể chế mẫu hệ. Chính vì vậy, số lượng các ngôi nhà dài ở Tây Nguyên không còn được mở rộng, phát triển. Hiện nay, việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên như một số ngôi nhà dài, không gian văn hóa cồng chiêng, tượng nhà mồ… là nhu cầu thiết yếu bảo tồn nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc- một di sản văn hóa trên vùng đất cao nguyên.

  • Huỳnh Thị Lương (tổng hợp)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chiều chiều mây phủ Đá Bia  (17/08/2006)
Dấu ấn một di tích lịch sử  (16/08/2006)
Giai thoại về Ông Ích Khiêm  (14/08/2006)
Người xứ Quảng làm giàu từ trầm hương  (10/08/2006)
Quảng Nam: Tôn vinh huyền thoại Mẹ  (10/08/2006)
Hải đăng Kê Gà - Ngọn đèn trăm năm chiếu sáng  (09/08/2006)
Thương con cá bống sông Trà  (09/08/2006)
M’Rông Yô - làng giàu chiêng nhất ở vùng Tây Nguyên  (08/08/2006)
Bâng khuâng mấy nhịp Đà Rằng  (08/08/2006)
Lâm Đồng: Thêm nhiều thị trường mới cho rau hoa xuất khẩu  (07/08/2006)
Dấu tích làng cổ Thiên Xuân - Quảng Ngãi  (05/08/2006)
Nha Trang xinh đẹp  (04/08/2006)
Nghệ An phát triển làng nghề  (03/08/2006)
Có một "đồi vọng cảnh" ở Hòa Thắng  (03/08/2006)
Quảng Bình: Sản xuất thân thiện với môi trường  (02/08/2006)