Điểm phấn, tô son cho Mũi Né
12:25', 24/8/ 2006 (GMT+7)

Nhiều năm về trước, Mũi Né chỉ là một trong những cảng cá sầm uất của tỉnh Bình Thuận. Những cư dân đầu tiên lập nghiệp trên mảnh đất này hầu hết là người Bình Định. Chính họ đã mang cây trái quê hương gieo trồng trên vùng đất mới để tạo nên rừng dừa bạt ngàn như ngày hôm nay.

 

Ra Mũi Né, hàng vạn người của ngày hôm đó đã sững sờ khi đi trên con đường đất đỏ xuyên qua rừng dừa bát ngát xanh.

 

Rồi có một hôm đẹp trời (24-10-1995), hai vầng Nhật- Nguyệt chọn Phan Thiết làm điểm “giao duyên” giữa ban ngày. Khắp Trung- Nam- Bắc và các du khách trong, ngoài nước, các nhà khoa học trên thế giới đổ xô về Phan Thiết để xem cuộc hội ngộ- giữa mặt trăng và mặt trời mà cả đời người không dễ gì được thưởng ngoạn cuộc “hôn phối” của vũ trụ. Ra Mũi Né, hàng vạn người của ngày hôm đó đã sững sờ khi đi trên con đường đất đỏ xuyên qua rừng dừa bát ngát xanh. Con đường cứ lượn lờ ôm theo bãi biển êm đềm. Họ càng ngạc nhiên hơn khi bước chân lên tiểu sa mạc vàng óng trong cái nắng rực rỡ của vùng cực Nam Trung bộ. Họ ưỡn ngực ra hít lấy bầu không khí hào sảng của biển cả. Từ đây, Mũi Né sau nhiều năm tháng ngủ quên đã lọt vào con mắt xanh của các nhà đầu tư du lịch. Có thể nói Mũi Né - du lịch được phát hiện như thế đó.

Người đầu tiên khởi xướng loại hình du lịch dã ngoại tại khu vực Mũi Né- Hòn Rơm  là bác sĩ Nguyễn Thị Năm. Chị là người con của Bình Thuận lập nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Bấy giờ, từ trung tâm phường Mũi Né ra Hòn Rơm (Long Sơn- Suối Nước) chưa có đường. Du khách muốn thăm Hòn Rơm không còn cách nào khác hơn là sử dụng loại xe quân đội đặc biệt của Mỹ từng tham gia chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq - nên nói mới cái tên là xe vùng Vịnh (chỉ riêng việc nhập cho loại xe này không thôi đã là một kỳ tích).

Xe vùng Vịnh chạy xuyên qua triền cát. Đi xe vùng Vịnh có cái thú riêng là tầm nhìn không bị gò bó và mang đậm nét của một cuộc dã ngoại. Nhưng muốn du lịch phát triển, đầu tiên là phải có sự đầu tư về hạ tầng, mà trước hết là hệ thống giao thông.

Du lịch dã ngoại phát triển tới đâu chăng nữa vẫn chỉ là loại hình phục vụ chủ yếu cho giới bình dân mà thôi. Loại hình du lịch cao cấp phải kể đến hệ thống resort ven biển Hàm Tiến cho đến Mũi Né. Chính các resort mới thật sự điểm phấn, tô son cho Mũi Né đã đẹp lại càng lộng lẫy hơn. Nếu như năm 1996, cả khu vực chỉ có Hải Dương resort của người Pháp (bây giờ là Coco beach) thì ngày nay Hàm Tiến- Mũi Né có gần 80 resort, được mệnh danh là vương quốc các resort của Việt Nam. Những resort sinh sau đẻ muộn có quy mô bề thế hơn những resort trước rất nhiều. Hầu hết các resort chỉ dành chừng 30% diện tích để xây dựng công trình, phần còn lại họ ưu tiên cho thảm xanh.

Có tham quan các resort ở Hàm Tiến- Mũi Né mới thấy được mỗi một resort có một nét quyến rũ riêng bởi lối kiến trúc cũng như sự phối cảnh hài hòa đẹp mắt không dễ gì so sánh. Hầu hết các resort đều nằm ven biển rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng và thể thao. Đặc biệt, bãi biển nơi đây cứ thoai thoải, cát mịn màng và vàng óng. Khí hậu trong lành, hòa mình trong sự yên ả của biển cả, an ninh đảm bảo, hải đặc sản phong phú vùng giá cả phải chăng… là một trong những yếu tố để du khách càng mến yêu.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch- Thương mại Bình Thuận sẽ liên kết với TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng tạo thành một tam giác du lịch. Lúc ấy, Bình Thuận không chỉ du lịch biển mà còn khai thác du lịch rừng, du lịch đảo, du lịch văn hóa. Hiện tại đã có 2 dự án xin đầu tư tại Hòn Tranh(Phú Quý). Bình Thuận đang xúc tiến mở thêm con đường rộng 52 m chạy song song với con đường 706 từ Phan Thiết ra Mũi Né và tiến tới mở nhiều dịch vụ  vui chơi giải trí khác để giữ chân du khách. Hy vọng lúc đó, mỗi năm không chỉ đón 1,5 triệu du khách mà còn nhiều, nhiều hơn thế.

. Theo báo Bình Thuận

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn  (23/08/2006)
Nhà dài - nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê ở Tây Nguyên  (22/08/2006)
Chiều chiều mây phủ Đá Bia  (17/08/2006)
Dấu ấn một di tích lịch sử  (16/08/2006)
Giai thoại về Ông Ích Khiêm  (14/08/2006)
Người xứ Quảng làm giàu từ trầm hương  (10/08/2006)
Quảng Nam: Tôn vinh huyền thoại Mẹ  (10/08/2006)
Hải đăng Kê Gà - Ngọn đèn trăm năm chiếu sáng  (09/08/2006)
Thương con cá bống sông Trà  (09/08/2006)
M’Rông Yô - làng giàu chiêng nhất ở vùng Tây Nguyên  (08/08/2006)
Bâng khuâng mấy nhịp Đà Rằng  (08/08/2006)
Lâm Đồng: Thêm nhiều thị trường mới cho rau hoa xuất khẩu  (07/08/2006)
Dấu tích làng cổ Thiên Xuân - Quảng Ngãi  (05/08/2006)
Nha Trang xinh đẹp  (04/08/2006)
Nghệ An phát triển làng nghề  (03/08/2006)