"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"
14:28', 25/8/ 2006 (GMT+7)

Năm 1419, sau thắng lợi của quân ta ở đồng Nga Lạc, địch tập trung lực lượng hùng hậu để phản công, Nghĩa quân Lam Sơn phải rút về núi Chí Linh lần thứ hai.

Tại đây, quân Minh quyết bao vây tiêu diệt quân khởi nghĩa. Trước tình hình đó, Lê Lợi hỏi: “Ai dám đổi áo thay ta bắt chước Kỷ Tín đời Hán không?”. Các tướng im lặng, Lê Lai đứng dậy nói: “Tôi xin đi, sau này giành lại giang sơn con cháu tôi muôn đời sẽ được nhờ ơn nước. Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi”.

Lê Lợi vái trời, khấn: “ Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi, con cháu tôi và con cháu các bậc trung thần nếu không nhớ đến công lao này thì cung điện biến thành rừng núi, ấn báu biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn”.

Lê Lai ứa nước mắt vái tạ rồi dẫn 500 quân xông trận và thét lớn: "Chúa Lam Sơn là ta đây. Ta quyết cùng các ngươi một trận sống mái để thử tài cao thấp”.

Với khí phách của người anh hùng quyết tử vì đại nghĩa, lưỡi gươm của Lê Lai và đoàn dũng sĩ vung đến đây, đầu kẻ thù rơi đến đó. Nhưng quân giặc đông hơn quân ta hàng chục lần nên sau một ngày chiến đấu, Lê Lai đã rơi vào tay giặc. Tưởng bắt được chủ tướng, chúng hý hửng về Tây Đô, nhờ thế Lê Lợi thoát vòng vây để tiếp tục giương cao ngọn cờ đại nghĩa. Biết mắc mưu của nghĩa quân, kẻ thù đã thủ tiêu Lê Lai.

Cảm động trước tấm lòng trung nghĩa của ông, Lê Lợi cho người tìm kiếm rất công phu vàg đưa thi hài của ông về an táng tại Lam Sơn và ba người con của ông là Lê Lư, Lê Lô và Lê Lâm được Lê Lợi chăm sóc như con đẻ của mình.

Vẫn chưa yên tâm với người đã khuất, khi lâm bệnh, ông gọi con trai là vua Lê Thái Tông (tức Lê Nguyên Long) đến bên giường bệnh và dặn rằng: Ta biết bệnh ta khó phương cứu chữa, âu cũng là do mệnh trời. Việc chăm lo trăm họ ta đã nói rõ trong tờ sắc khi giao ngôi báu cho con. Còn điều này con phải ghi nhớ: Ta sống và có sự nghiệp như ngày nay là nhờ có Lê Lai, nhưng ngày mất của ông ta không biết. Nếu sau nay các con giỗ ta ngày nào thì trước ngày đó phải cúng cho Lê Lai”.

Năm hôm sau vua băng hà vào ngày 22-8 năm giáp Dần (1434), thọ 49 tuổi. Từ đó trở đi ngày 21- 8 âm lịch là ngày giỗ của Lê Lai từ năm 1435 xuất hiện câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.

Lê Lợi, vị anh hùng dân tộc đã nêu cao đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Tấm gương ấy vạn thuở không mờ.

. Theo báo Thanh Hóa

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Điểm phấn, tô son cho Mũi Né  (24/08/2006)
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn  (23/08/2006)
Nhà dài - nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê ở Tây Nguyên  (22/08/2006)
Chiều chiều mây phủ Đá Bia  (17/08/2006)
Dấu ấn một di tích lịch sử  (16/08/2006)
Giai thoại về Ông Ích Khiêm  (14/08/2006)
Người xứ Quảng làm giàu từ trầm hương  (10/08/2006)
Quảng Nam: Tôn vinh huyền thoại Mẹ  (10/08/2006)
Hải đăng Kê Gà - Ngọn đèn trăm năm chiếu sáng  (09/08/2006)
Thương con cá bống sông Trà  (09/08/2006)
M’Rông Yô - làng giàu chiêng nhất ở vùng Tây Nguyên  (08/08/2006)
Bâng khuâng mấy nhịp Đà Rằng  (08/08/2006)
Lâm Đồng: Thêm nhiều thị trường mới cho rau hoa xuất khẩu  (07/08/2006)
Dấu tích làng cổ Thiên Xuân - Quảng Ngãi  (05/08/2006)
Nha Trang xinh đẹp  (04/08/2006)