Công nghiệp Khánh Hòa: Đóa hoa bên bờ biển miền Trung
11:47', 1/9/ 2006 (GMT+7)

Sau khi tái lập tỉnh năm 1989, Khánh Hòa đã nhanh chóng tạo cho mình một vị thế mới. Nếu năm 1989, toàn tỉnh ngân sách mới chỉ đạt 58 tỷ đồng, năm 2000, đã gia nhập “ Câu lạc bộ 1.000 tỷ”, năm 2003 vượt khỏi ngưỡng 2.000 tỷ đồng  thì năm 2004 đã vượt qua con số 3.000 tỷ đồng, năm 2005 đã là 3.400 tỷ đồng. Và mục tiêu 4.000 tỷ đồng đối với Khánh Hòa đã không còn xa nữa…

Nhiều năm qua, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ  phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong  khu vực và so với cả nước. Không chỉ là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và các ngành kinh tế biển, Khánh Hòa còn là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất trong các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tỷ trọng công nghiệp luôn đạt trên 40%/năm trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đây là con số đáng mừng nếu so với con số tăng trưởng chung của cả nước là 16%.

Có được kết quả khả quan ấy là nhờ tỉnh Khánh Hòa tạo được môi trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư xây mới nhà máy trong các lĩnh vực chế biến nông- lâm- hải sản, dệt may… làm tăng khả năng hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, nắm bắt thị trường và bước đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh. Nhiều sản phẩm không chỉ đạp ứng nhu cầu trong nước mà con tham gia xuất khẩu như hạt điều, nước yến, vải sợi cao cấp… Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh luôn đạt trên 300 triệu USD, tăng bình quân 20%/năm.Bên cạnh đó các doanh nghiệp địa phương còn tạo nên những sản phẩm khẳng định vị trí và thương hiệu trên thương trường trong nước và quốc tế như  Tổng công ty Khánh Việt, Công ty Cổ phần phụ liệu may, Công ty Cổ phần Seafoods Nha Trang, Công ty Minexco…

Trong bước tranh tươi sáng về thu hút đầu tư của tỉnh Khánh Hòa phải kể đến sự lớn mạnh của khối đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong lĩnh vực công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ĐTNN làm ăn rất hiệu quả như Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, Công ty bia Sanmiguel, Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng… Đến nay, toàn tỉnh đã có 52 dự án ĐTNN với tổng vốn đầu tư 396 triệu USD, chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn tỉnh.

Năm 2005, Khánh Hòa đạt được bốn chỉ tiêu lớn: thu ngân sách đạt 3.400 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 9.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 450 triệu USD, doanh thu du lịch đạt trên 600 tỷ đồng. Hầu hết các chương trình kinh tế- xã hội trọng điểm đều phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được xây dựng, như: Đại lộ Nguyễn Tất Thành, đường Cổ Mã- Đầm Môn, đường lên Khu du lịch Hòn Bà, đường Khánh Lê- Lâm Đồng, đường Phạm Văn Đồng nối quốc lộ 1A, đường Trần Phú và hệ thống công viên bờ biển, phát triển một số khu du lịch, khu công nghiệp mới, đô thị mới… góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn, miền núi ngày càng khởi sắc. Trong năm 2006 này, Khánh Hòa tập trung phát triển 8 nhóm ngành sản phẩm công nghiệp là đóng sửa chữa tàu thuyền, cơ khí, điện tử, chế biến thủy sản, chế biến nông sản, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng… Tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư, nhập công nghệ hiện đại tiên tiến mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn II của khu công nghiệp Suối Dầu và nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Ninh thủy, Vạn Ninh, các khu công nghiệp nhỏ và vừa khác.

Có những kết quả ấn tượng đó, là do Khánh Hòa có nhiều lợi thế về vùng nguyên liệu, có ưu thế trong các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ, hoa quả và nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp… Bên cạnh đó, nguồn khoáng sản sẵn có tại địa phương như cao lanh, sét vàng, sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát trắng, san hô, đá granit… cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển triển những sản phẩm mang giá trị cao. Hiện nay , Khánh Hòa có 72 mỏ và điềm quặng đã được đăng ký, hứa hẹn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất với công suất lớn. Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao cũng góp phần gia tăng giá trị thu hút đầu tư của Khánh Hòa. Mặt khác, Khánh Hòa là một trong những tỉnh đi đầu trong việc ban hành những chính sách cởi mở, thông thoáng ưu đãi đầu tư. Không chỉ hỗ trợ vay vốn, tiền thuê đất, chi phí giải phóng mặt bằng, trích ngân sách giúp doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề… Khánh Hòa còn cấp lại 100% số thuế thu nhập và doanh nghiệp đã nộp 10 năm kể từ khi chịu thuế nếu đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc các lĩnh vực tỉnh khuyến kích đầu tư.

Quả thật, Khánh Hòa hôm nay đã có nhiều đổi thay, nhiều doanh nghiệp coi Khánh Hòa là người thương, là bến đậu cho doanh nghiệp phát triển. Bởi chỉ  5 năm tới, khi dự án phát triển du lịch Bãi Dài- Cam Ranh, Nha Trang, dự án khu kinh tế mở và cảng trung chuyển container ở vịnh Vân Phong được triển khai thực hiện sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp miền Trung.

. Theo Thời báo Ngân hàng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Không gian của ca Huế  (31/08/2006)
Doanh nghiệp tư nhân Lâm Đồng trước những thách thức  (31/08/2006)
Tín ngưỡng thờ Mẫu độc đáo ở chùa Bà Đức Sanh  (30/08/2006)
Tế Hanh và Dung Quất  (30/08/2006)
Tháp Pônaga  (29/08/2006)
Thuần hóa "chủ nhân hoang mạc"  (28/08/2006)
Những nỗi đau dưới chân núi Hàm Rồng  (27/08/2006)
"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"  (25/08/2006)
Điểm phấn, tô son cho Mũi Né  (24/08/2006)
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn  (23/08/2006)
Nhà dài - nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê ở Tây Nguyên  (22/08/2006)
Chiều chiều mây phủ Đá Bia  (17/08/2006)
Dấu ấn một di tích lịch sử  (16/08/2006)
Giai thoại về Ông Ích Khiêm  (14/08/2006)
Người xứ Quảng làm giàu từ trầm hương  (10/08/2006)