Nguyễn Chánh - vị tướng tài đức vẹn toàn
11:30', 21/9/ 2006 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức lễ khánh thành nhà lưu niệm tướng Nguyễn Chánh tại xóm 4, thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà lưu niệm được thiết kế theo tiêu chuẩn nhà cấp 4A, rộng 85m2 gồm: Phòng dâng hương tưởng niệm, nhà trưng bày và cảnh quan sân vườn. Tại nhà trưng bày hiện có hơn 100 hình ảnh và hiện vật, tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chánh.

Đánh giá cuộc đời của tướng Nguyễn Chánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đó là một cuộc đời thật đẹp, cuộc đời của một người cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, một vị tướng có đức, có tài, một con người mẫu mực”.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, nhiều người tham gia cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức, bóc lột và ách đô hộ của thực dân, phong kiến, đồng chí Nguyễn Chánh tham gia cách mạng từ khi 14 tuổi, trải qua sự rèn luyện trong thực tiễn hoạt động cách mạng, đồng chí đã sớm trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, toàn diện, một vị tướng mưu lược của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng,

Chỉ với 43 tuổi đời, nhưng tướng đã có gần 30 năm hoạt động cách mạng, đã cống hiến cho Đảng, quân đội nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và lý luật quý báu, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Tướng Nguyễn Chánh được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách như: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bí thư liên tỉnh Nghĩa - Bình - Phú; Chính trị viên ban Quân sự tỉnh Quảng Ngãi; Chính trị viên trưởng và Bí thư chi bộ Đội Du kích Ba Tơ; Trưởng ban soạn thảo kế hoạch khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi; Ủy viên trưởng Quốc phòng Trung bộ; Chính ủy kiêm Tư lệnh trưởng các lực lượng vũ trang  nhân dân Liên khu 5; Bí thư liên khu ủy Khu 5; Bí thư liên khu ủy Khu 5; Tổng cục trưởng Tổng cục cán bộ- Bộ Quốc phòng.

Ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào, khi hòa mình trong quần chúng hoạt động hay trực tiếp đấu tranh dưới nanh vuốt kẻ thù trong chốn lao tù, ở đâu tướng Nguyễn Chánh cũng đều một lòng, một dạ quên mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; luôn gắn bó, sẻ chia với đồng chí, đồng đội, đồng bào; luôn nặng tình, nặng nghĩa với quê hương.

Cùng tập thể, tướng Nguyễn Chánh đã đem hết sức lực, trí tuệ lãnh đạo việc xây dựng và tác chiến của Đội Du kích Ba Tơ. Trong cao trào Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Quảng Ngãi, đồng chí đã tỏ rõ tài năng chính trị, quân sự vẹn toàn, nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, hành động kiên quyết và kịp thời, cùng với đảng bộ và nhân khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tướng Nguyễn Chánh là người gắn bó với chiến trường Nam Trung Bộ. Từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến, tướng Nguyễn Chánh phụ trách về quân sự và ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến- giai đoạn khó khăn và quyết định nhất- tướng Nguyễn Chánh đã gánh vác trọng trách là người đứng đầu Đảng bộ Liên khu 5 và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó.

Với tư chất thông minh, lại được tắm mình trong hào khí sục sôi của phong trào cách mạng, được đường lối quân sự của Đảng soi đường tướng Nguyễn Chánh đã trở thành một danh tướng có những đóng góp xuất sắc về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường miền Nam Trung Bộ. Tướng Nguyễn Chánh cũng là một nhà lãnh đạo toàn năng không chỉ trong lĩnh vực chính trị, quân sự mà cả trong các lĩnh vực khác như giáo dục, văn học nghệ thuật…Ở lĩnh vực nào cũng in đậm dấu ấn của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, có những quyết sách đúng đắn, sắc sảo, kịp thời. Đến nay, gần 50 năm sau ngày tướng Nguyễn Chánh qua đời, ấn tượng sâu đậm về một người cộng sản kiên cường, một tướng lĩnh mẫu mực, một con người giàu long nhân ái, vẫn còn lưu lại sống động trong nhiều thế hệ cán bộ, tướng lĩnh và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tên tuổi của tướng Nguyễn Chánh gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của Quảng Ngãi, người dân ở đây luôn tự hào và ghi nhớ công lao của tướng quân - một người con của quê hương đã làm rạng danh vùng đất Ấn- Trà. Một con đường và một ngôi trường ở Quảng Ngãi đã được vinh dự mang tên vị tướng tài đức này.

. Theo báo Quảng Ngãi

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lý qua đèo  (20/09/2006)
Lễ hội Bà Thu Bồn  (19/09/2006)
Nông dân Dăk Lăk an tâm với “cà phê bền vững”  (18/09/2006)
Mì Quảng  (13/09/2006)
Gia Lai: Dưới nhà sàn xưa và nay, và …  (12/09/2006)
Suối khoáng Thạch Trụ  (11/09/2006)
Chuyện về Bức tranh ghép gạch lớn nhất Việt Nam  (10/09/2006)
Rừng Madagui - điểm sáng du lịch sinh thái  (07/09/2006)
Mở đường vào Chân Mây- Lăng Cô  (06/09/2006)
Trà Khân, cuối hạ chớm thu...  (05/09/2006)
Hồi sinh bên sông Liêng  (04/09/2006)
Công nghiệp Khánh Hòa: Đóa hoa bên bờ biển miền Trung  (01/09/2006)
Không gian của ca Huế  (31/08/2006)
Doanh nghiệp tư nhân Lâm Đồng trước những thách thức  (31/08/2006)
Tín ngưỡng thờ Mẫu độc đáo ở chùa Bà Đức Sanh  (30/08/2006)