Lâm Đồng- Hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển du lịch
11:3', 15/3/ 2007 (GMT+7)

Nhu cầu đi du lịch, nhất là xu hướng khách nước ngoài chọn Việt Nam điểm đến tham quan, tìm kiến cơ hội đầu tư ngày một tăng. Với hệ thống giao thông vận tải thuận lợi sẽ là một trong những tiêu chí lựa chọn đối với nhiều du khách. Hơn lúc nào hết, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông để sớm đưa vào khai thác sử dụng nhằm thúc đẩy ngành kinh tế động lực của tỉnh Lâm Đồng.

Trong thời gian qua, đầu tư cho giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có bước phát triển vượt bậc, Đà Lạt-Lâm Đồng không còn là ngõ cụt khi các tuyến đường Quốc lộ 20, 27, 28 và đường 50B Bảo Lộc- Phan Thiết, đường Đông Trường Sơn nối Đà Lạt- Quảng Nam được nâng cấp, đầu tư xây dựng. Đặc biệt đường Đà Lạt- Khánh Vĩnh (ĐT 723) nối thành phố du lịch Đà Lạt với miền biển Nha Trang-một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất thế giới, nhưng hầu hết các dự án trên đang trong quá trình triển khai hoàn thiện nên việc đi lại của du khách vẫn còn nhiều khó khăn. Và thật dễ hiểu, mối liên kết phát triển du lịch vùng, khu vực của Đà Lạt chưa được phát huy. Cùng đó hệ thống giao thông nội tỉnh đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

 

Dãy núi Lang Bian được công nhận thắng cảnh văn hóa quốc gia

 

Cảng hàng không Liên Khương đang được đầu tư trở thành sân bay quốc tế. Hiện mới chỉ có hai tuyến bay Đà Lạt-Hà Nội, Đà Lạt-TP HCM và ngược lại nên chưa khai thác thị trường khách du lịch từ một số trung tâm du lịch khác trong nước đang có ưu thế thu hút khách, nhất là khách quốc tế. Việc chưa có cửa khẩu hàng không quốc tế cũng là điều bất lợi đối với du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng. Bởi lượng khách nước ngoài đến Đà Lạt phải thông qua nơi khác làm hạn chế khả năng thu hút khách nước ngoài. Theo bà Trần Thị Thu Hà, chủ tịch  Hội đồng quản trị Công ty cổ phần du lịch dịch vụ Tân An, đơn vị đang đầu tư vào khu du lịch biệt thự Lê Lai, phường 5-Đà Lạt cho rằng: hệ thống bán tour của công ty cho khách nước ngoài, trong đó có quảng bá nối tour đến Đà Lạt. Nhưng nhiều khi khách yêu cầu nối tour bằng đường hàng không, công ty không thể đáp ứng được vì dịch vụ đường hàng không đến Đà Lạt còn hạn chế tuyến bay như hiện nay. Điều này khiến cho du lịch Đà Lạt mất đi vị thế của một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế mà lợi thế so sánh ở đây không đâu bằng đó là môi trường cảnh quan, khí hậu.

Nhìn tổng thể hạ tầng kỹ thuật của Lâm Đồng đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa và các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Song cũng phải thừa nhận một số tuyến giao thông đối ngoại đang bị xuống cấp cùng với lưu lượng phương tiện ngày càng nhiều làm ảnh hưởng nhất định đến môi trường du lịch, bởi tâm lý du khách ngại ngồi trên xe nhiều giờ liền và đi trên hệ thống đường sá kém chất lượng.

Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy Lâm Đồng  đánh giá: du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh vốn có, thậm chí đang tụt hậu so với một số địa phương khác được xem là trung tâm du lịch lớn trong nước như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận và TP HCM… Lượng khách đến Đà Lạt- Lâm Đồng còn ít, khách quốc tế chỉ chiếm 10% trong tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Một phần của sự tụt hậu này liên quan mật thiết đến hạ tầng giao thông vận tải. Theo ông Hứa Văn Tuấn, giám đốc Sở GTVT thì khi các công trình giao thông đối ngoại, dự án Cảng hàng không Liên Khương, đó là chưa nói đến dự án đường cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt hoàn thiện đưa vào sử dụng mới thúc đẩy các tam giác liên kết phát triển du lịch giữa các vùng phát triển. Đà Lạt mới thực sự kết nối thuận tiện với các trung tâm du lịch khác. Và nếu không có gì thay đổi cuối năm nay sẽ mở thêm một số chuyến bay từ các trung tâm du lịch hiện đang thu hút khách đến Đà Lạt bằng máy bay A 230.

. Theo báo Lâm Đồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những người làm cho “vàng trắng” ở Sa Thầy lên ngôi  (12/03/2007)
Người còn lại ở Sơn Mỹ  (11/03/2007)
Tình đá xứ Thanh  (09/03/2007)
“Lộc” đầu năm cho dân chài miền Trung  (08/03/2007)
Đến Trà Linh, nghe già làng nói chuyện trồng sâm  (06/03/2007)
Trên nẻo đường “Tây tiến”  (04/03/2007)
Du lịch sinh thái- tiềm năng và triển vọng  (28/02/2007)
Mùa xuân - mơ ước  (26/02/2007)
Cho vinh danh còn mãi…  (22/02/2007)
Quảng Ngãi với một nho sinh Đài Loan từ 172 năm trước  (21/02/2007)
Sức mới trên quê hương Lê Hồng Phong  (16/02/2007)
Đèn lồng phố Hội… thời gian và ánh sáng  (15/02/2007)
Thấp thoáng… Kon Tum  (12/02/2007)
Du khảo- khám phá đèo Ngoạn Mục   (06/02/2007)
Lời hẹn của mùa xuân  (02/02/2007)