Lâm Hà với nghề trồng dâu, nuôi tằm
16:39', 20/3/ 2007 (GMT+7)

Cách đây chừng 10 năm, thị xã Bảo Lộc được mệnh danh là “thủ đô”của nghề dâu tằm cả nước do có diện tích cây dâu lớn và là nơi đứng chân của các đơn vị, cơ quan chính của Tổng Công ty dâu tằm tơ Việt Nam(Viseri), thì nay vị trí này đã thuộc về vùng đất mới Lâm Hà.

Cây dâu vốn là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, dâu tằm), có thế mạnh của Lâm Đồng. Một thời, cách đây chỉ chừng 10 năm, Lâm Đồng đã có vài chục ngàn ha dâu trải dài từ Bảo Lộc, Bảo Lâm tới Đức Trọng, Đơn Dương và là việc làm và thu nhập chính của hàng vạn lao động nông thôn. Trong vài năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cây dâu và nghề tằm tang ở nhiều địa phương trong tỉnh Lâm Đồng đang ngày càng sa sút, trừ huyện Lâm Hà.

Năm 2006, toàn tỉnh chỉ còn 6.516 ha dâu, cho sản lượng 55.151 tấn lá/năm, thì Lâm Hà đã chiếm 2.781 ha với sản lượng 25.609 tấn lá. Diện tích cây dâu và sản lượng lá dâu của Lâm Hà đã không ngừng tăng trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay. Năm 2002 Lâm Hà có 2.381 ha dâu, sản lượng 18.521 tấn, thì năm 2004 đã là 2.727 ha và năm 2006: 2.781 ha, sản lượng 25.609 tấn, bằng 37% diện tích dâu và 47% sản lượng lá dâu của cả tỉnh Lâm Đồng. Diện tích dâu, năng suất và sản lượng lá tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm Hà phát triển nghề nuôi tằm ươm tơ. Hiện tại hoàn huyện có hơn 8.000 hộ nông dân làm nghề trong dâu nuôi tằm kết hợp, hoặc chỉ trồng dâu và bán lá dâu cho các hộ chuyên nuôi tằm, 66 hộ nuôi tằm chuyên nghiệp (Nam Ban 41 hộ, Tân Hà 25 hộ), mỗi năm Lâm Hà nuôi được khoảng gần 52 ngàn hộp trứng, trong đó các hộ nuôi tằm chuyên nghiệp sử dụng trên 31 ngàn hộp. Năm 2006, năng suất kén tằm do nông dân sản xuất đạt 41,2kg/hộp trứng, sản lượng kén sản xuất ước đạt 1.805 tấn (năm 2002 năng suất kén là 37,5 kg/hộp trứng và sản lượng tơ của huyện là 1.019 tấn), toàn bộ lượng kén này được 41 hộ kinh doanh kén tằm 9 cơ sở ươm tơ đóng ngay tại địa phương tiêu thụ. Với giá kén bán ngay tại đia phương bình quân 45.000 đồng/kg, hiệu quả sử dụng đất trồng dâu+ nuôi tằm ở Lâm Hà đã đạt trên 50 triệu đồng/ha và Lâm Hà đã và đang hình thành các vùng trồng dâu, nuôi tằm tập trung, bước đầu hình thành các làng nghề ươm tơ dệt lụa tại vùng Tân Hà và thị trấn Nam Ban, cây dâu tằm trở thành một trong 3 cây mũi nhọn của địa phương.

Lâm Hà trở thành “thủ đô” của nghề tằm tang là nhờ huyện sớm nhận thức được vị trí cây dâu trong cơ cấu cây trồng; nhờ điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai phù hợp cho cây dâu phát triển; cư dân địa phương là những làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa truyền thống, nên đã tập trung đầu tư cho cây dâu, con tằm tiếp tục phát triển ổn định và lâu dài. Từ năm 2002 đến nay, ngành nông nghiệp Lâm Hà đã vận động và tổ chức cho nông dân chuyển từ canh tác các giống dâu cũ sang trồng dâu Sa nhị luân, đưa giống tằm lai Ngọc Lâm (Trung Quốc) có khả năng kháng bệnh và năng suất cao vào chăn nuôi đại trà, hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng tằm con cho các hộ nuôi tằm. Liên kết với hoạt động của ngành nông nghiệp huyện, Viện nghiên cứu cây công nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, Trại dâu tằm tơ Vi Tiên cũng tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ KHKT, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng dâu, nuôi tằm ở Lâm Hà theo mô hình liên kết “4 nhà”.

Hiệu quả kinh tế của cây dâu, con tằm ở Lâm Hà đã được khẳng định. Để tiếp tục là vùng dâu tằm tập trung lớn nhất tỉnh và cây dâu thực sự là cây trồng “mũi nhọn” từ nay tới năm 2010, Lâm Hà đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ổn định vùng nguyên liệu tơ tằm với diện tích 3.000 ha, sản lượng kén sản xuất đạt 31.070 tấn/năm; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất giống dâu, giống tằm, hỗ trợ thiết bị và kỹ thuật cho các hộ kinh doanh tằm giống, đồng thời huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng 2 nhà máy ươm tơ công nghệ tự động công suất 1.500 tấn tơ/năm tại Đinh Văn và Nam Ban, tiếp tục chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống…

. Theo báo Lâm Đồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trăn trở con đường di sản miền Trung   (16/03/2007)
Lâm Đồng- Hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển du lịch   (15/03/2007)
Những người làm cho “vàng trắng” ở Sa Thầy lên ngôi  (12/03/2007)
Người còn lại ở Sơn Mỹ  (11/03/2007)
Tình đá xứ Thanh  (09/03/2007)
“Lộc” đầu năm cho dân chài miền Trung  (08/03/2007)
Đến Trà Linh, nghe già làng nói chuyện trồng sâm  (06/03/2007)
Trên nẻo đường “Tây tiến”  (04/03/2007)
Du lịch sinh thái- tiềm năng và triển vọng  (28/02/2007)
Mùa xuân - mơ ước  (26/02/2007)
Cho vinh danh còn mãi…  (22/02/2007)
Quảng Ngãi với một nho sinh Đài Loan từ 172 năm trước  (21/02/2007)
Sức mới trên quê hương Lê Hồng Phong  (16/02/2007)
Đèn lồng phố Hội… thời gian và ánh sáng  (15/02/2007)
Thấp thoáng… Kon Tum  (12/02/2007)