Mảnh đất bên dòng Sêrêpôk huyền thoại
10:37', 25/3/ 2007 (GMT+7)

Cỡi voi di dạo bên dòng Sêrêpôk.

Chuyện xưa, có ngươi con gái M’nông ngược dòng Sêrêpôk đi tìm người yêu trong vô vọng. Sông thì dài, quanh co qua hàng trăm ghềnh thác, lại xuyên qua đại ngàn, hùm beo, rắn rết như rươi. Nàng khóc đến giọt nước mắt cuối cùng thì có cụ già tóc bạc phơ, râu dài như cước hiện lên. Biết đầu đuôi sự tình và tấm lòng chung thủy của người con gái M’nông, cụ già tiên đã hóa phép làm cho sông Sêrêpôk chảy ngược về Tây. Nhờ thế, tình yêu cách trở của họ được nối lại. Câu chuyện này là huyền thoại, nhưng qua đó thấy được sức mạnh của tình yêu, sáng tạo của con người có thể xoay chuyển đất trời, xoay chuyển được số phận.

Cư Jút là cửa ngõ, là một trong ba huyện gồm cả Krông Nô và Đăk Mil, thuộc tiểu vùng phía bắc tỉnh Đăk Nông. Theo ông Dũng một nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam, nghỉ ở khách sạn TP Buôn Ma Thuộc sau khi tham quan thác Trinh nữ, thác Đrây Sáp về cho rằng Chính quyền tỉnh Đăk Nông và huyện Cư Jút, đã tinh tế, sâu sắc. Tập trung xây dựng vùng đất giàu tiềm năng này thành vùng kinh tế phát triển mạnh, thành một thị xã, thậm chí là thành phố trong tương lai không chỉ tạo ra điểm đến du lịch mà đây là lối quảng cáo kinh tế nhất, thuyết phục nhất, có tính bền vững, có ý nghĩa sâu sắc lâu dài, mang tính hiện đại. Các dự án, công trình phát triển sẽ đáp ứng kế hoạch, xã hội, dân sinh qua đó lấy tính ưu việt quảng cáo thay lời mời gọi đầu tư của tỉnh, vì tổng quan kinh tế quy hoạch xây dựng phát triển của huyện Cư Jút là “lời chào” mọi quan khách (trong đó có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước) theo tour từ TP Buôn Ma Thuộc- Đăk Lăk, từ phía Bắc, phía biển, từ Đà Nẵng, Nha Trang lên…

Trên cầu 14 nhìn xuống dòng sông Sêrêpôk buổi ban mai khoảng 8 giờ sáng và chiều khi mặt trời lặn như chiếc mâm lửa tỏa ráng đỏ, ráng vàng hắt ngược từ sông lên. Vẻ đẹp từ khung nhật nguyệt cao vời được hòa quyện với hào quang từ tấm gương son với núi thẳm rừng xanh càng thêm hoành tráng, như ảo như thực, lúc gần, lúc xa đã làm say đắm lòng người, ngẩn ngơ  trước vẻ đẹp của miền quê Cư Jút, của dòng sông này.

Lãnh đạo huyện Cư Jút đã đánh giá đúng các mặt mạnh, mặt yếu qua từng kỳ Đại hội, nhìn ra cơ hội và biết được tiềm năng, khả năng, tìm biện pháp phát huy nội lực, sức mạnh đoàn kết của 19 dân tộc anh em, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để xây dựng huyện ngày càng vững mạnh. Huyện phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế công nghiệp- xây dựng 52%, nông nghiệp 28%; thương mại-dịch vụ 20%, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,7 lần so với năm 2005. Để giải quyết nước và điện, ngoài việc tận dụng lợi thế các nguồn điện của khu vực, của tỉnh và của Trung ương từ các công trình như Đray H’linh, Buôn Kuôp; huyện Cư Jút sẽ phát triển, xây dựng các trạm thủy điện nhỏ, xây dựng các đập như Cư-nia, Trúc Sơn, đập và trạm bơm Eapô, Ea T’linh… Vừa chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng về kinh tế, huyện vừa hết sức quan tâm đến sức khỏe của người dân, sức khỏe cộng đồng bằng việc củng cố Trung tâm y tế huyện, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế thôn, xã, xây dựng các cơ sở phòng chữa bệnh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, phấn đấu đến năm 2010 đạt hơn 80% số hộ, 70% buôn, thôn, tổ dân phố; 40-50% xã, thị trấn, 90% các cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa, theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa- Thông tin. Về giáo dục phấn đấu 100% trường học có phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên, không có lớp học ca 3.

Hướng phát triển của huyện Cư Jút đã rõ, nên đã có những chuyển động tích cực về phát triển kinh tế- xã hội trên vùng đất này. Những công trình mới như: Thủy điện Buôn Kuôp, Khu công nghiệp Tâm Thắng, Thủy điện Đray H’linh, nhà máy chế biến sắn, nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy cà phê hòa tan xuất khẩu, nhà máy gạch tuy-nen, nhà máy chế biến hạt điều, đậu hành…Huyện đang phấn đấu để có tuyến đường nhựa dài hơn 8 km chạy dọc hai bờ sông Sêrêpôk và nhựa hóa con đường đi tới thác du lịch nổi tiếng Trinh Nữ.

Câu chuyện tình “lý giải” về dòng sông Sêrêpôk chảy ngược đến ngày nay và muôn đời, nghĩ về ông tiên được hư cấu trong câu chuyện đó và về sức sáng tạo mới của con người, tôi hiểu vì sao người dân nơi đây vững tin ở tương lai, chung sức theo Đảng. Huyện Cư Jút sẽ giàu mạnh, bền vững, thị trấn Ea T’linh bây giờ lúc đó sẽ trở thành thị xã, đẹp như mơ, có sức cuốn hút hơn mọi lời mời là điểm đến của du khách. Cư Jút- Ea T’linh, miền quê giàu đẹp bên kia cầu 14 sẽ trở thành huyền thoại mới bên dòng sông kỳ diệu này.

. Theo báo Thanh tra

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghệ An khai thác giá trị di tích- danh thắng phục vụ du lịch  (22/03/2007)
Lâm Hà với nghề trồng dâu, nuôi tằm  (20/03/2007)
Trăn trở con đường di sản miền Trung   (16/03/2007)
Lâm Đồng- Hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển du lịch   (15/03/2007)
Những người làm cho “vàng trắng” ở Sa Thầy lên ngôi  (12/03/2007)
Người còn lại ở Sơn Mỹ  (11/03/2007)
Tình đá xứ Thanh  (09/03/2007)
“Lộc” đầu năm cho dân chài miền Trung  (08/03/2007)
Đến Trà Linh, nghe già làng nói chuyện trồng sâm  (06/03/2007)
Trên nẻo đường “Tây tiến”  (04/03/2007)
Du lịch sinh thái- tiềm năng và triển vọng  (28/02/2007)
Mùa xuân - mơ ước  (26/02/2007)
Cho vinh danh còn mãi…  (22/02/2007)
Quảng Ngãi với một nho sinh Đài Loan từ 172 năm trước  (21/02/2007)
Sức mới trên quê hương Lê Hồng Phong  (16/02/2007)