Miền Trung: bỏ cục bộ, cùng liên kết
10:10', 16/4/ 2007 (GMT+7)

Trên hai số báo Tuổi Trẻ ngày 7 và 10-3, diễn đàn đã nêu thực trạng chia cắt, manh mún trong kinh tế của các tỉnh miền Trung. Muốn đi lên chỉ có một con đường là phải cùng liên kết. Các tỉnh miền Trung sẽ liên kết như thế nào? Dưới đây là một số ý kiến.

* Ông Trần Văn Minh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng:

Đà Nẵng - trung tâm của mối liên kết

Trần Văn Minh

Ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết phát triển, nhưng sự chủ động cũng như những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương trong vùng vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân không chỉ từ phía các địa phương mà còn từ phía các cơ quan trung ương trong việc triển khai xây dựng các cơ chế chính sách chung hoặc kết nối qui hoạch giao thông, kinh tế - xã hội.

Với vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung, Đà Nẵng càng phải chủ động hơn nữa trong việc liên kết. Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực trong việc đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, giao thông, trong đó có những công trình có ý nghĩa vùng như: đường Sơn Trà - Điện Ngọc, hầm Hải Vân, cầu Tuyên Sơn, cảng Tiên Sa, cầu Thuận Phước, Trung tâm Công nghệ phần mềm, các khu resort cao cấp ven biển... và trên một số lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, y tế, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng... Đà Nẵng cũng vừa ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển du lịch với các địa phương miền Trung - Tây nguyên. Trong thời gian tới sẽ chủ động xúc tiến hợp tác với các đơn vị địa phương bạn trong việc đề xuất những chương trình hợp tác và các cơ chế chính sách nhằm phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương. Chẳng hạn trong việc lập qui hoạch kinh tế - xã hội, phát huy thế mạnh về nguồn lao động thủ công của Quảng Nam, hay phát triển du lịch của Đà Nẵng, liên kết các điểm du lịch của Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng, liên kết phát triển giáo dục, y tế, tư vấn, bảo hiểm, tài chính ngân hàng... Thành phố cũng sẽ tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cơ quan trung ương trong việc xúc tiến hợp tác giữa các địa phương, ban hành các chính sách phát triển có ý nghĩa toàn vùng.

 

* Ông Nguyễn Xuân Huế, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi:

Phải có chính sách liên kết vùng

Nguyễn Xuân Huế

Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), Dung Quất (Quảng Ngãi), Chu Lai (Quảng Nam) là những khu kinh tế trọng điểm của miền Trung, cần phải có sự liên kết. Để kết cấu hạ tầng cơ sở có thể dùng chung, phân chia nhau lĩnh vực đầu tư để phát triển đồng bộ, tránh cạnh tranh không cần thiết, không có lợi. Lâu nay miền Trung có một cái dở là các tỉnh phần ai nấy làm, đã đến lúc - đặc biệt là trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - lãnh đạo các tỉnh nên xây dựng một chính sách liên kết vùng. Trong xu thế hội nhập WTO, cạnh tranh là phải chấp nhận, nhưng nếu là trong một đất nước, trong cùng một vùng kinh tế thì sự phối hợp, chia sẻ các kinh nghiệm cũng như phân rõ trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư, tận dụng kết cấu hạ tầng của nhau là rất cần thiết. Và như thế mới có thể phát triển bền vững được.

 

Ông Kyoshiro Ichikawa, cố vấn về đầu tư của JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản):

Miền Trung sẽ cần nhiều lao động lành nghề

Để phát triển cần có những điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực. Miền Trung, trong thời gian qua, sự đầu tư cho cơ ở hạ tầng quá chậm. Nếu có sự đầu tư của Chính phủ thì tiềm năng phát triển của miền Trung sẽ rất lớn. Khi hệ thống hạ tầng được trang bị đầy đủ thì sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm đến và quảng bá cho việc đầu tư ở miền Trung. Với một bờ biển dài và đẹp, miền Trung có rất nhiều thuận lợi trong khai thác và phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông kém, việc đi lại giữa các vùng, miền còn quá khó khăn nên du lịch miền Trung chưa thu hút được khách từ các châu lục.

Về nhân lực, tại miền Trung đã có Trường đại học Đà Nẵng. Điều cần làm hiện nay là phải đầu tư hơn nữa về chất lượng giảng dạy để có một đội ngũ kỹ sư lành nghề. Với hơn 20 khu công nghiệp đang hoạt động, miền Trung sẽ cần một lượng rất lớn lao động có tay nghề. Chính vì vậy cũng cần đầu tư xây dựng và mở rộng mạng lưới các trường đào tạo nghề để có nguồn lao động tốt cung ứng cho các doanh nghiệp. Trước đây do kinh tế chậm phát triển, miền Trung không có nhiều doanh nghiệp hoạt động nên lao động trẻ đổ vào miền Nam kiếm sống. Còn bây giờ với số lượng các nhà máy mở ra ngày càng nhiều, chắc chắn sẽ thu hút số lao động này trở về quê làm ăn.  

. Theo TTO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Quảng Ngãi: Thêm một lợi thế về du lịch sinh thái biển   (15/04/2007)
Hàm Rồng điểm nhấn của du lịch xứ Thanh  (09/04/2007)
“Đà Lạt thứ hai” trên cao nguyên xanh  (08/04/2007)
Miền trung: cùng dàn hàng ngang để... đứng đầu  (08/04/2007)
Đà Lạt mơ màng và hảo hớn  (04/04/2007)
Xanh trên hàng rào điện tử năm xưa  (03/04/2007)
Để có một Hòn La như kỳ vọng  (01/04/2007)
Lên đỉnh Olimpia cùng Lê Viết Hà  (28/03/2007)
Thăm các di tích lịch sử cách mạng trên quê hương Quảng Bình  (27/03/2007)
Mảnh đất bên dòng Sêrêpôk huyền thoại  (25/03/2007)
Nghệ An khai thác giá trị di tích- danh thắng phục vụ du lịch  (22/03/2007)
Lâm Hà với nghề trồng dâu, nuôi tằm  (20/03/2007)
Trăn trở con đường di sản miền Trung   (16/03/2007)
Lâm Đồng- Hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển du lịch   (15/03/2007)
Những người làm cho “vàng trắng” ở Sa Thầy lên ngôi  (12/03/2007)