Phát triển các vùng kinh tế động lực ở Kon Tum
19:26', 23/4/ 2007 (GMT+7)

Cùng với việc hình hành khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các tuyến đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 24 nối liền khu vực duyên hải miền Trung, đã mở ra nhiều cơ hội phát triển thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Kon Tum.

Phạm vi của vùng kinh tế động lực được xác định gồm: thị xã Kon Tum, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với thị trấn Plei Kần, khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với Trung tâm huyện lỵ Kon Plông, một số thị trấn huyện lỵ Đăk Tô, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy và một số trung tâm cụm xã.

Các vùng kinh tế này hình thành sẽ làm nhiệm vụ trung gian kết nối các vùng kinh tế động lực khác của các khu vực ngoài tỉnh để thúc đẩy các khu vực khác trong tỉnh phát triển.

Phát huy vai trò các vùng kinh tế động lực là một chiến lược lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Kon Tum. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các mối quan hệ vùng, điều kiện giao thông, 3 vùng kinh tế động lực chính được ưu tiên phát triển từ nay đến 2010 là: Thị xã Kon Tum gắn với khu công nghiệp Sao Mai, Hòa Bình và các khu đô thị mới; khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với xây dựng phát triển thị trấn Plei Kần đạt tiêu chuẩn độ thị loại IV; trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen.

Nằm giữa 2 vùng động lực Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, thị xã Kon Tum là trung tâm kinh tế năng động của tỉnh. Sự phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại cùng với việc hình thành khu công nghiệp Sao Mai, Hòa Bình và các khu đô thị mới cùng với lợi thế là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, thị xã Kon Tum sẽ trở thành vùng động lực kinh tế phía Đông của tỉnh.

Với lợi thế nằm trong định hướng chung của Chính phủ là xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành đô thị biên giới, vùng động lực - trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y hội tụ nhiều yếu tố tiềm năng - cơ hội để trở thành vùng động lực phía bắc của tỉnh.

Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen nằm trên quốc lộ 24 - quốc lộ nối thị xã Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung với tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh duyên hải miền Trung. Đây là vùng đất có khí hậu mát mẻ, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đầy tiềm năng để trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng và là vùng kinh tế động lực phía đông của tỉnh.

Việc xây dựng và phát triển các vùng kinh tế này gắn với các mục tiêu: tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh thị xã Kon Tum, phấn đấu đưa thị xã Kon Tum trở thành thành phố thuộc tỉnh vào giữa giai đoạn 2006-2010 và hội đủ tiêu chí của thành phố loại 3.

Cùng với đó là sự phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đưa khu kinh tế này trở thành rung tâm tăng trưởng và liên kết kinh tế 3 nước Đông Dương và xây dựng Bờ Y thành một đô thị biên giới. Xây dựng và phát triển Trung tâm huyện lỵ Kon Plông trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng theo hướng hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc bằng việc khai thác những ưu đãi tuyệt vời của thiên nhiên và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây, đưa Măng Đen trở thành một khu du lịch lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, việc phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh còn được tính đến năm 2020 gắn với việc khai thác có hiệu quả các tuyến đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ, hình thành các khu dân cư dọc tuyến đường 14c, vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Đông Trường Sơn, cũng như các tuyến giao thông từ Kon Tum đi Quảng Nam, Quảng Ngãi để khai thác tốt nhất các tiềm năng, lợi thế về quỹ đất, vị trí địa lý và khả năng hợp tác, phát triển thương mại, du lịch gắn với các khu kinh tế lớn của miền Trung như Chu Lai, Dung Quất… Đồng thời phát huy vai trò của các thị trấn, trung tâm huyện lỵ, trung tâm cụm xã trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, có tác dụng ảnh hưởng tích cực đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự báo tổng nhu cầu về nguồn vốn để phát triển các vùng kinh tế động lực này vào khoảng 8.295,1 tỉ đồng. Trong đó giai đoạn 2007-2010 là 4.411,1 tỉ đồng. Các nguồn vốn này được huy động từ nguồn ngân sách địa phương(2.010,5 tỉ đồng), ngân sách trung ương (3,513,1 tỉ đồng) và các nguồn vốn huy động từ dân cư, vận động ODA, NGO…

. Theo báo Kon Tum

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Có một hành lang kinh tế Đông Tây 2  (19/04/2007)
Rong chơi cho hết miền Trung...  (18/04/2007)
Dung Quất: Nhìn gần  (17/04/2007)
Miền Trung: bỏ cục bộ, cùng liên kết  (16/04/2007)
Quảng Ngãi: Thêm một lợi thế về du lịch sinh thái biển   (15/04/2007)
Hàm Rồng điểm nhấn của du lịch xứ Thanh  (09/04/2007)
“Đà Lạt thứ hai” trên cao nguyên xanh  (08/04/2007)
Miền trung: cùng dàn hàng ngang để... đứng đầu  (08/04/2007)
Đà Lạt mơ màng và hảo hớn  (04/04/2007)
Xanh trên hàng rào điện tử năm xưa  (03/04/2007)
Để có một Hòn La như kỳ vọng  (01/04/2007)
Lên đỉnh Olimpia cùng Lê Viết Hà  (28/03/2007)
Thăm các di tích lịch sử cách mạng trên quê hương Quảng Bình  (27/03/2007)
Mảnh đất bên dòng Sêrêpôk huyền thoại  (25/03/2007)
Nghệ An khai thác giá trị di tích- danh thắng phục vụ du lịch  (22/03/2007)