Bình Thuận đi lên từ hai ngành: công nghiệp và du lịch
10:43', 8/5/ 2007 (GMT+7)

Biển Mũi Né. Ảnh: DulichBinhThuan

Đã hơn 30 năm kể từ khi thống nhất đất nước, tỉnh Bình Thuận luôn nỗ lực vươn lên để hòa nhịp tăng trưởng cùng kinh tế cả nước. Bình Thuận giờ đã thay đổi rất nhiều với hình ảnh trẻ trung đầy tiềm năng hiện đang  tiếp tục bắt nhịp theo đà tăng trưởng ở cụm Đông Nam bộ- vùng  kinh tế trọng điểm và năng động nhất Việt Nam. Dù vậy, Bình Thuận vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian gần đây, Bình Thuận đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng tốc của hai ngành có tiềm năng và lợi thế nhất, nhằm quyết tâm đưa nền kinh tế đi lên vững chắc.

Trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của Bình Thuận, phát triển CN-TTCN được tỉnh xác định là hàng đầu. Kể từ năm 2007, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn. KCN Phan Thiết giai đoạn II đã được khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật liền kề  KCN Phan Thiết- giai đoạn I. Tiếp đến sẽ khởi công xây dựng KCN Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam) vào giữa năm nay, chuẩn bị triển khai hình thành KCN Sơn Mỹ, KCN Tân Đức (Hàm Tân)… Một số dự án lớn cũng sớm hoàn thành thủ tục và tiến hành khởi công như: Trung tâm Nhiệt điện sử dụng than của Tập đoàn Điện lực Phương Nam- Trung Quốc đầu tư tại Tuy Phong,  xây dựng cảng theo hình thức BOT ở Kê Gà- Hàm Thuận Nam. Bên cạnh đầu tư các KCN tập trung, Bình Thuận còn xây dựng dứt điểm những cụm CN-TTCN để thu hút nhiều dự án sản xuất sản phẩm có lợi thế như thủy điện, nước khoáng, tảo, chế biến hải sản xuất khẩu và khoáng sản từ boxit, llmenite, Zircon, bentonite… Đó là công việc trước mắt mà ngành công nghiệp Bình Thuận cần phải khẩn trưởng thực hiện dù vẫn còn nhiều khó khăn.

Hiện nay hoạt động du lịch tại Bình Thuận diễn ra hết sức sôi động với lượng du khách tăng đột biến. Ngành “công nghiệp không khói” đã có bước tiến kỳ diệu. Thời gian qua cũng xuất hiện nhiều từ ngữ mỹ miều dành cho ngành du lịch Bình Thuận sau hơn 10 năm hình thành và phát triển như một sự tôn vinh. Đó là thủ đô resort của Việt Nam, điểm sáng mới trên bản đồ du lịch Việt Nam, nơi dừng chân lý tưởng không thể bỏ qua của du khách…Đến bây giờ địa danh Phan Thiết- Mũi Né trở thành thương hiệu hiệu du lịch mang tầm quốc tế. Trên lĩnh vực du lịch, Bình Thuận có gần 400 dự án được chấp thuận đầu tư, phủ kín hầu hết bờ biển trải dài từ Tuy Phong đến La Gi. Với khoảng 125 cơ sở lưu trú đã đi vào hoạt động, dự kiến địa phương sẽ đón 1,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng trong năm 2007. Hiện Bình Thuận cũng đang hướng đến xây dựng khu du lịch hàm Tiến- Mũi Né thành khu du lịch quốc gia và TP Phan Thiết thành đô thị du lịch ở tương lai gần. Những mục tiêu mà ngành du lịch đặt ra trong năm 2007 và các năm tiếp theo chắc chắn góp phần không nhỏ để thực hiện phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh theo hướng bền vững.

Nói công nghiệp và du lịch hiện là hai ngành chủ đạo trong  phát triển kinh tế ở Bình Thuận. Thực tế cho thấy, khi hai ngành phát triển đã tạo đòn bẩy giúp hàng loạt ngành nghề khác cũng vươn lên. Vì thế Tỉnh ủy Bình Thuận cũng đã ban hành hai nghị quyết riêng (NQ 28 và NQ 19) về thực hiện nhiệm vụ phát triển CN-TTCN và phát triển du lịch ở địa phương. Hy vọng trên bước đường hội nhập. Kinh tế Bình Thuận sẽ thực sự đi lên bằng những định hướng đúng và từ tiềm năng, thế mạnh của ngành công nghiệp- du lịch.

. Theo báo Bình Thuận

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đà Nẵng: Tuần lễ EWEC sẽ mang tầm vóc quốc tế  (03/05/2007)
Quảng Ngãi thu hút đầu tư từ TP Hồ Chí Minh  (25/04/2007)
Phát triển các vùng kinh tế động lực ở Kon Tum  (23/04/2007)
Có một hành lang kinh tế Đông Tây 2  (19/04/2007)
Rong chơi cho hết miền Trung...  (18/04/2007)
Dung Quất: Nhìn gần  (17/04/2007)
Miền Trung: bỏ cục bộ, cùng liên kết  (16/04/2007)
Quảng Ngãi: Thêm một lợi thế về du lịch sinh thái biển   (15/04/2007)
Hàm Rồng điểm nhấn của du lịch xứ Thanh  (09/04/2007)
“Đà Lạt thứ hai” trên cao nguyên xanh  (08/04/2007)
Miền trung: cùng dàn hàng ngang để... đứng đầu  (08/04/2007)
Đà Lạt mơ màng và hảo hớn  (04/04/2007)
Xanh trên hàng rào điện tử năm xưa  (03/04/2007)
Để có một Hòn La như kỳ vọng  (01/04/2007)
Lên đỉnh Olimpia cùng Lê Viết Hà  (28/03/2007)