“Con rồng” Tây nguyên đang vươn mình cất cánh
12:19', 5/7/ 2007 (GMT+7)

Sau sự kiện Thủ tướng Chính phủ 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia ký thỏa thuận tuyên bố chung về sự hợp tác phát triển vùng kinh tế Tam giác giữa 3 nước vào cuối năm 2006 thì các chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng, Tây Nguyên đã trở thành “Con Rồng” và đang vươn mình cất cánh theo xu thế hội nhập.

Khu vực Tam giác này gồm có 10 tỉnh của 3 nước là Mumdolkiri, Rattanakiri, Stung Treng (Campuchia); Attapư, SeKong, Saravan(Lào) và Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum (Việt Nam). Tuy mới khởi động, song vùng Tam giác chung 3 nước đã có nhiều diễn biến thuận lợi tạo đà cho sự phát triển vào những năm tới. Hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra tại tỉnh Kon Tum vào tháng 4-2007 với khoảng 250 nhà đầu tư trong khu vực và một số nước trên thế giới cùng tham dự. Sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư đến vùng Tam giác nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực, góp phần mang lại hiệu quả và nguồn lợi không nhỏ cho người dân trong khu vực. Nhật Bản đã có kế hoạch tài trợ 20 triệu USD để thực hiện 12 dự án hạ tầng kinh tế- xã hội cho khu vực Tam giác phát triển phục vụ dân sinh kinh tế. Khoản tài trợ này ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng các công trình và hạng mục công trình hạ tầng cho các tỉnh trong vùng Tam giác của 2 nước Campuchia và Lào. Ở phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban điều phối 3 nước tại thành phố Pleiku (Gia Lai) đã thống nhất về cơ chế, chính sách trên 9 lĩnh vực quan trọng, có tác động trực tiếp đến sự phát triển của toàn khu vực, đó là: thủ tục qua lại cư trú; thủ tục cho phương tiện, vật tư, thiết bị qua lại; trao đổi hàng hóa biên giới; quá cảnh hàng hóa; các chính sách về thuế, phí và lệ phí; cơ chế thanh toán; vấn đề kiểm tra, kiểm soát và chính sách đầu tư. Đây là cái mốc rất quan trọng tạo thế nội lực đủ mạnh trên cơ sở gắn kết tình cảm của nhân dân 3 nước trong khu vực, cùng chung sức, chung lòng xây dựng cuộc sống phồn vinh.

Cùng với sự phát triển chung trong khu vực Tam giác, 4 tỉnh Tây nguyên của Việt Nam là Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum bước đầu cũng đã có sự bứt phá  vươn lên theo xu thế hội nhập. 2 cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và Lệ Thanh (Gia Lai) đã mở màn cho cuộc bứt phá này. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chú ý đến sự giao thương tại 2 điểm cửa khẩu trong quá trình đầu tư sản phẩm đặc thù trên mảnh đất Tây Nguyên màu mỡ. Theo quy hoạch, tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh có tổng diện tích 112 ha sẽ hình thành 6 phân khu chức năng. Xét về góc độ địa lý thì cửa khẩu Lệ Thanh nhiều thuận lợi không kém so với cửa khẩu Bờ Y của Kon Tum. Bởi đây là điểm giao thương duy nhất trên “trục kinh tế” Gia Lai- Ratarakiri nói riêng và cả khu vực Đông Bắc Cam phu chia nói chung theo quốc lộ 19 (Việt Nam) và đường 78 (Campuchia) nối liền với cửa khẩu Lệ Thanh. Con đường 78 có chiều dài khoảng 70 km đang được xây dựng và nâng cấp, sẽ tạo sự thông suốt từ cửa khẩu đến một số tỉnh của nước bạn Campuchia trong khu vực tam giác, không còn tình trạng ách tắc và khó đi lại, nhất là vào mùa mưa. Hiện đã có một số doanh nghiệp đầu tư tại 2 vùng này trên nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư kinh doanh nhà hàng, khách sạn, sản xuất vật liệu xây dựng…

Tiềm năng và thế mạnh của 4 tỉnh Tây Nguyên thì nhiều, đã và đang từng bước khai thác có hiệu quả, nhất là quỹ đất trồng và  phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày. Đến nay trong toàn vùng đã trồng được hơn 100.00 ha cao su, 450.000 ha cà phê và 100.000 ha hồ tiêu, điều, chè. Một số lĩnh vực khác cũng đang được phát huy như khai thác hệ thống thủy điện trên các dòng sông suối lớn, hình thành các khu du lịch sinh thái, văn hóa… Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai một lợi thế đang đến gần, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng khoảng 35.000 ha rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su. Đồng thời tỉnh cũng đã kêu gọi đầu tư 85 dự án với tổng nguồn vốn 12.000 tỷ đồng; trong đó có 26 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu du lịch văn hóa), 17 dự án đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản và thức ăn gia súc, 14 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.

. Theo báo Dân tộc và Phát triển

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Quảng Nam: Phát hiện 116 con voọc chà vá chân xám  (04/07/2007)
Chia tay trong không gian truyền thuyết  (01/07/2007)
Miền Trung: Thủy sản chết hàng loạt  (01/07/2007)
Khai mạc lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản”  (28/06/2007)
Ấn tượng cầu treo Buôn Đôn  (25/06/2007)
Làng nghệ nhân Đắk Wơk  (20/06/2007)
Chùa Thiên Mụ  (20/06/2007)
Miền Trung với bài toán về nhân lực  (17/06/2007)
Đất mở Quảng Nam  (12/06/2007)
Festival biển Nha Trang 2007: Lễ hội Caranaval “Đêm của biển”  (12/06/2007)
Dung Quất: Song hành cùng lọc dầu   (11/06/2007)
Miền Trung- Tây Nguyên thu hút vốn đầu tư  (01/06/2007)
Miền Trung mở tour du lịch “Con đường di sản Đông Dương”  (01/06/2007)
Xây dựng đồng bộ hệ thống sân bay, cảng biển  (31/05/2007)
Xứ Thanh một miền du lịch  (29/05/2007)