Về điểm hẹn mới của Huế bây chừ
16:45', 12/8/ 2007 (GMT+7)

Bãi biển Lăng Cô

Trong cuốn nhật ký của mình, toàn quyền Pháp Pon Dumer từng viết: "bãi  biển Lăng Cô có thể sánh ngang với những bờ biển đẹp nhất vùng Địa Trung Hải…" Đến Lăng Cô, được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ, trong trắng của một miền đất vốn xưa nay chỉ mới nổi tiếng về danh thắng với những đền đài, lăng tẩm… mới thấy ông toàn quyền đó có con mắt thật tinh đời.

Nằm ngay phía bắc chân đèo Hải Vân, cùng với Cảnh Dương, Bạch Mã, Lăng Cô hình thành một tam giác du lịch của Thừa Thiên- Huế. Từ đây đến quần thể di tích văn hóa thế giới như Huế, Hội An, Mỹ Sơn hay khu chứng tích chiến tranh Quảng Trị đều không quá 150 km. Giờ đây Lăng Cô không còn là một làng chài lặng lẽ nằm dưới chân đèo heo hút nữa. Tỉnh Thừa Thiên- Huế đã quyết định nâng cấp Lăng Cô từ xã lên phố và mới đây UBND tỉnh cũng đã lập tờ trình đề nghị Chính phủ đưa Lăng Cô lên thành thị trấn. Tổng cục Du lịch cũng đã đưa Lăng Cô vào danh mục khu du lịch trọng điểm từ năm 2000. Biển đang mời gọi. Cát đang chuyển rùng dưới chân. Lăng Cô đang chuyển mình. Suốt dọc bờ biển dài hơn 12 cây số, giờ trung bình đã có hơn chục dự án đầu tư trên đó. Có vẻ như Lăng Cô đã trở thành "miếng mồi ngon" hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhưng nếu Lăng Cô không sớm được quy hoạch thì sự đầu tư tràn lan này phản tác dụng. 14 dự án trên 12 km bờ biển, cộng lại vốn mới chỉ được cỡ 500 triệu USD. Trong dự án sân golf vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD và một khu du lịch sinh thái biển cỡ chừng 100 triệu USD, còn lại ở mức “cò con” từ 5-15 triệu USD.

Mấy năm lại đây, mỗi dịp tổ chức Festival Huế, tỉnh đã tận dụng tối đa địa danh này, biến thành địa chỉ không chỉ để thu hút đầu tư lâu dài mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Cả một vùng biển mênh mông, nước trong xanh văn vắt, có thể nghiêng bóng soi mình. Bờ cát dài phẳng lặng, êm và mịn dưới gót chân trần, tưởng có thể đi mãi không biết chán. Vì thế mà UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đang có tham vọng biến Lăng Cô trở thành khu du lịch tổng hợp mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Theo anh Hoàng Tiến Dũng, một ông chủ có máu mặt của đảo Huyền Trân- Sơn Trà việc anh bỏ ra hàng chục tỉ đồng để đầu tư vào một hòn đảo đẹp, nên thơ nhưng cũng đầy tính rủi ro này là vì theo anh, người ta cho ta miếng xương, ta biến nó thành cao, cao sẽ đắt hơn thịt. Còn theo chủ tịch của Công ty vật liệu xây dựng Hạ Long thì đảo Sơn Trà- đó là một “đảo giấu vàng” vì đã dày công tìm hiểu. Dưới đáy biển là cả một kho báu, một rừng san hô giàu có hơn cả Nha Trang. Sơn Trà, một năm có tới 300 ngày nắng, chẳng thua kém gì biển Đà Nẵng. Nơi đây, khó thu tiền của các triệu phú Mỹ nhưng triệu phú Việt Nam thì được, ngoài ra còn phải dành chỗ cho tất cả những người có túi tiền vừa phải…

Chỉ sau mấy mùa lễ hội, người dân xứ chài nơi đây, vốn trước nay chỉ quen với nghề chài lưới đốt than, giờ cũng nhanh chóng thức thời , biết nắm bắt thời cơ để hội nhập, phát triển. Hiện có đến 85% hộ chuyển sang kinh doanh buôn bán hoặc nuôi trồng, chế biến thủy sản phục vụ du khách. Có thể nói, sau lễ “Lăng Cô- huyền thoại biển” cái lớn nhất mà họ thu được chính là sự làm quen tập dượt một phong cách sống mới với sự chuyển đổi cơ cấu, lấy du lịch dịch vụ làm nền kinh tế mũi nhọn, tạo sức bứt phá nhanh, mạnh.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, gồm khu kinh tế thương mại Chân Mây, Cảng nước sâu Chân Mây, Đô thị mới Chân Mây và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Lăng Cô với ý đồ biến Lăng Cô thành một tấm đệm nghỉ dưỡng cho khu kinh tế Chân Mây. Lăng Cô đang mang trong mình những tiềm năng đầy ắp, những ý tưởng xán lạn. Rồi đây, khi quốc lộ 1A được mở rộng, cảng Chân Mây mở cửa đón khách và một loạt các công trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đi vào hoàn thiện, chẳng có lý do gì để không kỳ vọng về một Lăng Cô- huyền thoại, sẽ trở thành điểm sáng nổi bật về du lịch của miền Trung.

. Theo Thời báo Ngân hàng

In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bắc miền Trung: Lụt ngập đầu người, giao thông tê liệt  (08/08/2007)
Tây Nguyên: Mưa lũ lớn, 20 người chết, mất tích  (06/08/2007)
Khi âm nhạc lên tiếng vì nạn nhân da cam  (06/08/2007)
Bão số 2: Miền Trung đợi lệnh sơ tán hàng vạn dân  (05/08/2007)
Miền Trung hạn nặng  (02/08/2007)
Năng động và đa dạng khu tam giác du lịch Đà Lạt- Phan Thiết- TP Hồ Chí Minh  (31/07/2007)
Ba tỉnh miền Trung quảng bá du lịch tại Thái Lan  (31/07/2007)
Có một “đại đội đòn gánh” trong chiến tranh  (26/07/2007)
Huyền thoại Trường Sơn  (25/07/2007)
Dịch cúm gia cầm, heo tai xanh "náo loạn" miền Trung  (24/07/2007)
Cơ hội cho kinh tế vùng, miền  (22/07/2007)
Trên đại công trường Nhà máy lọc dầu Dung Quất  (18/07/2007)
Thành lập Cảng vụ hàng không miền Trung  (18/07/2007)
Xích lô Hội An  (15/07/2007)
Không ngừng bước chân đi tìm mộ liệt sĩ  (12/07/2007)