Ngày 20.12.2006, Cầu Hữu Nghị 2, bắc qua sông Mêkông, nối Mục Đa Hản(Thái lan)-Savanakhet(Lào) chính thức được khai thông. Chặng đường dài hơn 1.450 km, đi qua 4 nước trên Hành lang kinh tế Đông Tây giờ đây đã có thể “sáng đi… tối mai về”. Khoảng cách địa lý nhanh chóng được rút ngắn nhờ giao thông thuận lợi và nhất là việc cải cách hành chính thông thoáng tại các cửa khẩu quốc tế, cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho tất cả 13 tỉnh, thành phố nằm dọc hành lang. Một cơ hội vàng cho các vùng đất, các doanh nghiệp.
EWEC ra đời năm 1998, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế và xúc tiến thương mại , đầu tư và phát triển giữa 4 quốc gia trên hành lang , tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu và đi lại của con người; hỗ trợ cho các khu vực nông thôn và biên giới, nâng cao thu nhập, tạo thêm cơ hội việc làm cho nhóm người có thu nhập thấp ; phát triển du lịch, công nghiệp và nông nghiệp. Ngoài ra , EWEC còn là môi trường thử nghiệm cho chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Lào và Việt Nam, và là sợi dây liên kết cần thiết để thay đổi đời sống đói nghèo, hạn chế về sự phát triển công nghiệp của các địa phương dọc hành lang, bước sang một trang sử mới. Chiến lược phát triển của EWEC đã tạo ra cơ hội lớn cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang, phát triển thương mại xuyên biên giới, thu hút đầu tư tại chỗ, khu vực và thế giới, phát triển các hoạt động kinh tế mới, tiến đến việc hình thành các khu vực kinh tế xuyên quốc gia, tạo điệu kiiện cho luồng hàng hóa các nước GMS thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của các nước thuộc khu vực Nam Á và Tây Á.
Trên con đường EWEC, người Myanmar, Thái, Lào đã dấy lên cơn sốt xây dựng các khu kinh tế, mở thêm trường dạy “Việt Nam học”, chuẩn bị các hãng lữ hành, cụ thể là đã có không ít đoàn caravan theo con đường này đến miền Trung…Quảng Trị, điểm đầu của Việt Nam trên EWEC, từ rất sớm đã chủ động tham gia chương trình hợp tác phát triển hành lang này. Sau 9 năm , Lao Bảo- vùng đất hoang vu, khắc nghiệt, khó khăn vào bậc nhất nước, đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, hấp dẫn du khách. Hàng loạt khu kinh tế, đô thị và cơ sở hạ tầng Quảng Trị ra đời và thu hút đầu tư với tốc độ khá nhanh.
Sau sự kiện ngày 20-12-2006, mặc dù thủ tục qua cầu giữa hai bên Lào- Thái Lan chưa thật sự thống nhất, nhưng lượng khách du lịch theo EWEC qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo vào Việt Nam đã tăng đáng kể. Số khách làm thủ tục nhập cảnh đã tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2006. Hy vọng rằng, khi thủ tục qua lại cầu Hữu nghị 2 được hai bên Lào- Thái thống nhất và khi du khách các nước chỉ cần làm thủ tục visa vào một nước là có thể đến các nước trong khối ASEAN, lượng du khách đi bằng đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo về biển Đông Việt Nam sẽ gia tăng mạnh hơn. Nhưng quan trọng hơn hết, khi EWEC khai thông, khoảng cách vận chuyển giữa hai bờ Aán Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ được rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư…không chỉ trên một ngành, một vùng, quốc gia mà liên vùng, đa quốc gia.
Cơ hội từ EWEC mang lại quả là vô cùng lớn cho các tỉnh, thành phố dọc hành lang. Tuy nhiên, để biến tiềm năng, lợi thế thành hiện thực các địa phương không chỉ chờ đợi mà phải hành động, trước hết chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá.
Các kế hoạch nâng cấp quốc lộ 9 giai đoạn 3, cầu Xà Ợt, nhà ga cửa khẩu Lao Bảo, tuyến cao tốc Cam Lộ- Túy Loan, quy hoạch tuyến đường sắt xuyên EWEC, 14D đang được đề cập và đệ trình. Khi các kế hoạch đã được chính quyền 13 tỉnh, thành phố của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam cam kết cùng thực hiện thì cơ hội vàng từ EWEC sẽ thực sự mở ra.
Box: Chương trình Tiểu vùng Mêkông mở rộng(GMS) được Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB) khởi xướng từ tháng 10-1992, với sự tham gia cử 6 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Myanmar và Trung Quốc(Vân Nam) nhằm thúc đẩy hợp tác thiết thực và hiệu quả trong khu vực.
6 năm sau, khái niệm Hành lang kinh tế được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ VIII các Bộâ trưởng GMS, tổ chức tại trụ sở ADB, Manila, tháng 10-1998. Hành lang kinh tế Đông Tây(East West Ecônmic Corridor- EWEC) đã được thống nhất ưu tiên thực hiện đầu tiên trong số 5 hành lang đưa ra bàn thảo tại hội nghị.
EWEC dài 1.450 km, chạy qua 13 tỉnh, thành phố thuộc 4 nước(Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam) với tổng dân số gần 25 triệu người, hầu hết là những vùng kém phát triển, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, công nghiệp yếu. Hoạt động thương mại tập trung vào 6 thành phố: Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savanakhet, Huế và Đà Nẵng.
EWEC giao với một số huyết mạch Bắc-Nam: Yangon- Dawei(Myanmar), Chiangmai-Bangkok-Nongkhai(Thái Lan), đường 13 và quốc lộ 1A (Việt Nam), sẽ đóng vai trò chiến lược, lâu dài với GMS với tiềm năng liên kết Đông Nam Á- Nam châu Á… khi hoàn thành, EWEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, công nghệ, vốn và con người; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và tạo điều kiện phát triển cho các địa phương, nhất là các thành phố dọc hành lang của 4 quốc gia.
Ở Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị, chạy dọc theo đường 9, kết nối quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào Thừa Thiên- Huế, qua đường hầm Hải Vân đến cảng biển Đà Nẵng.
. Theo báo Quảng Nam
|