Nghi thức ‘khóc trâu’ của người Cơ Tu
16:4', 24/11/ 2009 (GMT+7)

Bà Rí, ở thôn Giàn Bí ( Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đang “khóc trâu”.

Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Cơ Tu sinh sống lâu đời, bền bỉ với thời gian, lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa quý giá về phong tục, lễ hội, trang phục, âm nhạc, ẩm thực…, trong đó có nghi thức khóc trâu (nơơi) trong lễ đâm trâu.

Già làng Alăng Avel (85 tuổi), thôn Tà Làng, xã Bhalêê (Tây Giang, Quảng Nam) kể, khi xưa, mỗi mùa lúa mới, dân làng thường tổ chức lễ lớn. Người Cơ Tu có phong tục đâm trâu trong các lễ hội được mùa (Bhuối A ví), lễ hội mừng lúa mới (Cha ha roo Tơmêê), lễ hội nhà Gươl (Langtơrí). Vào dịp này, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn một vài món ngon, sau lễ đâm trâu, mang đến nhà Gươl góp, tổ chức ăn uống linh đình trong suốt một tuần và nghi thức đâm trâu cũng có nhiều luật tục phức tạp hơn bấy giờ.

Chiều tối của đêm trước ngày đâm trâu, già làng, người có uy tín trong cộng đồng, sẽ tổ chức cúng trâu tại sân Gươl. Người Cơ Tu gọi là dục t’trí. Cúng dục t’trí phải có đầu heo, gà luộc và chai rượu cúng tại xnur và khấn với Yàng rằng mọi việc chuẩn bị xong xuôi, ngày mai xin Yàng cho dân làng đâm trâu. Đêm này, cả làng múa hát vui vẻ múa hát đên khuya còn người già thường thức đến sáng để tế, khóc trâu (nơơi).

Màn tế, khóc trâu thưởng được mở đầu bằng câu: ”Trâu ơi, giờ trâu đã buộc vào neo, biết gỡ vào đâu…". Nội dung khóc tế trâu thường nói lên tình cảm, thương tiếc con vật đã suốt đời gắn bó, phục vụ con người, nay lại làm vật hiến sinh cúng Yàng. Giữa đêm khuya tĩnh lặng của rừng núi bao la với vài ngọn lửa le lói cháy giữa sân Gươl, khoảng 5-6 người ngồi vừa tế, vừa đánh trống ngắt nhịp kèm theo lời ai oán, não nề, không gian lúc này rất thiêng liêng, u tịch. Nơơi là hình thức tế trâu rất đặc sắc của văn hóa  Cơ Tu…”, các già làng cho rằng, với lời than vãn thắm thiết, nhiều con trâu có thể hiểu và nghe tiếng khóc, trâu chảy nước mắt theo.

Nghi thức khóc trâu thường được bắt đầu bằng một người già có vai vế trong làng, có năng khiếu về nói lý, hát lý, đại diện cho dân làng ra đứng gần bên con trâu mà than khóc trâu với âm điệu rất tha thiết như: ''Trâu ơi, trâu đừng trách dân làng, đây là nghi lễ truyền thống bao đời của dân làng hằng năm hiến tế trâu cho trời, đất, tổ tiên để cầu cho dân làng được bình an, không bị dịch bệnh, thú dữ, hoa màu tươi tốt, mọi người khỏe mạnh. Cầu cho linh hồn trâu về cõi trời được an lành. . .''. Sau nghi thức ''khóc trâu'' tốp đàn ông, thanh niên, phụ nữ Cơ tu mang trống chiêng, gươm, giáo. . . nhảy múa vòng quanh trụ Gươl với vũ điệu múa Tung tung- Za zá. Cánh đàn ông múa gươm oai hùng, phụ nữ thì múa rất uyển chuyển. 

Sau cuộc nhảy múa này họ bắt đầu lễ đâm trâu. Đồng bào Cơ Tu cắt đầu trâu cùng với một hũ rượu cần đặt sát trụ Gươl để cúng trời, đất, tổ tiên, ông bà hưởng; còn thân trâu thì mổ thịt chia đều cho từng hộ dân làng. Buổi chiều, cái đầu trâu ấy sau khi già làng khấn vái xong lễ, họ mang đi làm sạch, nấu rục cho những người có công trong việc tổ chức lễ hội ăn uống ngày hôm sau.

. Theo BAODATVIET.VN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bảo tồn cồng chiêng như thế nào?  (19/11/2009)
Nhiều "món lạ" tại Festival Cồng chiêng quốc tế  (15/11/2009)
Hùng thiêng Tây Nguyên  (12/11/2009)
Những cánh tay từ vùng lũ  (06/11/2009)
Không sân khấu hóa cồng chiêng mà là “mỹ lệ” hóa?  (05/11/2009)
Miền Trung và Tây Nguyên: Sau bão lại đến lũ đặc biệt lớn   (03/11/2009)
Festival Cồng chiêng Quốc tế: Khẳng định văn hóa nhân loại  (25/10/2009)
Thức dậy Sa Huỳnh   (23/10/2009)
Thung lũng ngoan cường  (21/10/2009)
Miền Trung sau bão lũ: Tăng cường chống dịch bệnh  (07/10/2009)
Đưa hình ảnh cồng chiêng tới bạn bè quốc tế  (06/10/2009)
Xót xa Tu Mơ Rông  (05/10/2009)
Quảng Nam: Cấp giấy phép đầu tư dự án du lịch hơn 4 tỷ USD  (02/10/2009)
Khởi công Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum  (27/09/2009)
Du lịch đường bộ miền Trung - Tây Nguyên: Tạo sự liên kết để phát triển   (25/09/2009)