Đến Huế xem lễ tế Xã Tắc
15:33', 20/3/ 2009 (GMT+7)

Lễ tế diễn ra vào tối 24.3 (nhằm ngày 28-2 âm lịch) ở đàn Xã Tắc, nơi ngày xưa vị vua đầu triều Nguyễn cho xây dựng để tế thần đất và thần lúa, cầu cho mùa màng tươi tốt, nhân dân no ấm, quốc thái dân an, đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh và đời sống vật chất thiết thân của toàn thể quốc dân.

 

Đàn Thần Nông trong kinh thành Huế (ảnh TL).

 

Văn minh lúa nước tồn tại hàng ngàn năm, dân ta chuyên sống về nghề nông, đất đai, lúa gạo chi phối hầu như toàn bộ nền kinh tế, vì thế con người không chỉ có sùng bái, kính trọng các nhân thần mà còn tin tưởng vào sự phù hộ của các vị thần linh, các thế lực siêu nhiên giúp cho họ được may mắn trong sản xuất và trong cuộc sống. Tái hiện lễ tế Xã Tắc không chỉ là việc phục dựng, bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống mà còn là sự tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, tôn vinh văn hoá truyền thống.

Nhiều thập kỷ của thế kỷ trước sản xuất nông nghiệp của Việt Nam không đủ tiêu dùng, hằng năm phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm. Từ thập kỷ 90 nền nông nghiệp phát triển, lương thực không những đủ dùng mà còn có dự trữ và xuất khẩu. Những năm gần đây Việt Nam đã xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, giải quyết tốt đầu ra cho vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, tạo điều kiện cho người nông dân làm giàu từ nghề trồng lúa. Nhưng, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập, thì thực trạng “tam nông” ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nền nông nghiệp vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; kỹ thuật, phương pháp canh tác còn lạc hậu; sản lượng thấp; năng suất suất lúa còn thua xa nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Hội nghị BCH T.Ư Đảng lần thứ 7 (khoá X) có nghị quyết riêng về vấn đề “tam nông” với nhận thức sâu sắc: “Nông nghiệp là cơ sở, nông thôn là địa bàn, nông dân là lực lượng đông đảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng”. Từ quan điểm này cho thấy, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết vẫn phải chú  trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Khi một đất nước mà phi nông vẫn bất ổn thì các lễ hội khuyến nông, lễ hội cầu mùa tựa như lễ Tịch điền, lễ Thượng điền, lễ tế Xã Tắc vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và nhân văn.

 

Đàn  Xã Tắc trong ngày lễ tế phục vụ festival Huế 2008 (ảnh Thanh Tùng).

 

Trong dịp Festival Huế 2008 (tháng 6) lễ tế Xã Tắc lần đầu tiên được phục dựng một phần, nhằm đưa vào phục vụ du khách và nhân dân. Lần này lễ tế được tổ chức đúng lịch, nhân dịp Xuân tế. Khác với Festival 2008 lễ tế tổ chức vào buổi sáng, lần này được tổ chức buổi tối dưới ánh sáng huyền ảo, khí trời mát mẻ, thời gian dài hơn, đáp ứng được yêu cầu truyền hình trực tiếp phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân không có điều kiện đến dự. Lễ tế thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống. Đoàn ngự đạo sẽ xuất cung lúc hoàng hôn, qua Ngọ Môn, theo đường 23-8, rẽ đường Lê Huân, Trần Nguyên Đán, lên đàn Xã Tắc ở cổng phía Nam. Ngự đạo đi giữa hai hàng đèn lồng và đèn cao áp chiếu sáng nghệ thuật. Dọc lộ trình có 3 hương án do 3 phường nội thành thiết trí. Khu vực đàn tế ngoài thành phần như kịch bản dàn dựng trong lễ tế phục vụ Festival, lần này có khoảng 40 phụ lão đến từ các huyện, thành phố, đại diện cho các làng xã trong tỉnh tham dự. Ý tưởng này có xuất xứ từ việc đàn Xã Tắc được xây bằng đất của cả nước góp về, tượng trưng cho đất đai, cho sơn hà xã tắc Việt Nam.

  • Thanh Tùng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đà Nẵng: Sắp khai trương tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới  (18/03/2009)
Bí mật về ngàn ngôi mộ không xác trên đảo Lý Sơn  (17/03/2009)
Làng mới ven đường Trường Sơn  (16/03/2009)
Phố Tây Đà Lạt  (11/03/2009)
Buôn Ma Thuột - niềm tin ở sự đầu tư  (10/03/2009)
16,4 triệu euro xây dựng hệ thống xe buýt  (09/03/2009)
Ra chơi với đảo  (01/03/2009)
Sông Gianh sẽ đón 3 cây cầu mới  (24/02/2009)
Người Cà Doong xuống núi  (10/02/2009)
Làng năng lượng mặt trời  (08/02/2009)
Làng biển Phú Yên ngày được mùa  (06/02/2009)
Gần 700 khách sạn hết phòng từ mùng 4 Tết  (30/01/2009)
Tây Nguyên: Tết ấm lòng người nghèo  (29/01/2009)
Thức cùng Dung Quất  (25/01/2009)
Thuỷ điện Sông Ba Hạ những ngày giáp Tết  (23/01/2009)