Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình di sản” lần thứ 4: Độc đáo và mới lạ
16:6', 4/6/ 2009 (GMT+7)

Lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản lần thứ 4 hội tụ xe cổ của các câu lạc bộ trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam.

Tối nay 4.6, tại Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) diễn ra lễ khai mạc lễ hội “Quảng Nam – Hành trình di sản” lần thứ 4. Lễ hội lần này hứa hẹn những chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thu hút được sự quan tâm của du khách. Trước giờ khai mạc, PV SGGP đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam.

- PV: Đã qua 4 lần tổ chức, lần này “Quảng Nam – Hành trình di sản” có gì khác với mọi năm, thưa ông?

Ông ĐINH HÀI: Khác biệt lớn nhất của lễ hội “Quảng Nam – Hành trình di sản” lần thứ 4 là chủ trương của tỉnh Quảng Nam và Sở VH-TT-DL giao cho từng địa phương, từng doanh nghiệp tổ chức những mảng khác nhau. Theo đó, phần khai mạc được giao cho huyện Duy Xuyên đảm trách, khâu bế mạc do TP Hội An lo. Ngoài ra, các hoạt động bên lề thuộc địa phương nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm tổ chức.

Riêng phần “Hội ngộ xe cổ 3 miền” do Palm Garden Beach Resort & Spa tổ chức; lễ hội diều do Vitoria Resort tổ chức. Tuy nhiên, mọi diễn biến, hoạt động đến nội dung chương trình đều do tỉnh và sở trực tiếp chỉ đạo, giám sát. Việc “xã hội hóa” lễ hội “Quảng Nam – Hành trình di sản” vừa tăng tính phong phú cho chương trình vừa giảm được chi phí ngân sách tỉnh.

- Có những sự kiện độc đáo, mới lạ trong lễ hội lần này?

Điểm mới lạ của lễ hội năm nay là ban tổ chức sẽ cố giữ được nét tự nhiên của sân khấu, hay nói cách khác, không gian các chương trình chính lấy phông là cảnh tự nhiên. Cụ thể như, đêm khai mạc sẽ được tổ chức tại sân khấu ngoài trời lấy tháp Chăm Mỹ Sơn làm phông, lễ bế mạc lấy quang cảnh sông Hoài - Hội An làm phông. Lễ hội lần này còn có sự tham gia của đoàn Famtrip bao gồm 20 công ty lữ hành của Nhật tham gia.

Còn có thêm nét độc đáo và dự kiến sẽ thu hút được rất đông du khách đó là cuộc “Hội ngộ xe cổ 3 miền” với sự có mặt của 3 hoa hậu thế giới là: Ksenia Sukhinova (2008), Maria Julia Mantilla Garcia (2006) và Tatana Kucharova (2004) cùng 2 hoa hậu Việt Nam là Mai Phương Thúy, Trần Thị Thùy Dung. Lễ hội sẽ xác lập kỷ lục xe cổ Việt Nam trong sự kiện “Xe cổ 3 miền cùng Hành trình di sản - Quảng Nam 2009” với phần trình diễn của 223 chiếc xe máy, ô tô cổ nhất Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, bên cạnh các chương trình nghệ thuật sân khấu, lễ hội lần này còn có các hoạt động nghệ thuật khác như: Hội chợ làng nghề truyền thống Điện Bàn; liên hoan mỹ thuật “Họa sĩ với phố cổ Hội An”; triển lãm ảnh nghệ thuật về Hội An đã đoạt giải thưởng; trưng bày gốm Chu Đậu; nghệ thuật sắp đặt “Hội tụ”, đặc biệt là chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực Watphou (Lào), Mỹ Sơn (Việt) và Ninh Thuận (Chăm).

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Háo hức chờ ngày “tái sinh” làng gốm cổ  (03/06/2009)
Nhà trú bão, lũ ở miền Trung: Từ mini đến kiên cố  (27/05/2009)
Lăng Cô - vịnh biển đẹp nhất thế giới  (25/05/2009)
Tổng kết 3 năm công tác tìm kiếm cứu nạn khu vực miền Trung  (21/05/2009)
Phố mới trên đường Hồ Chí Minh  (17/05/2009)
Chiến khu Trà Bồng hôm nay  (26/04/2009)
Người phát hiện hang động lớn nhất thế giới kể chuyện  (24/04/2009)
Quảng Ngãi: Phát hiện nhiều hiện vật cổ thời Chămpa  (23/04/2009)
Miền Trung: Nắng nóng kéo dài, dân đổ xô đi tắm biển  (19/04/2009)
"Làng di sản" Phước Tích  (13/04/2009)
Nhà dài về với buôn làng  (08/04/2009)
Thăm D'ray Nur, bâng khuâng câu chuyện tình  (07/04/2009)
"Du lịch bụi" trên đường Hồ Chí Minh  (05/04/2009)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm và làm việc tại Gia Lai   (30/03/2009)
Chủ tịch nước khai trương tuyến cáp treo dài nhất thế giới  (26/03/2009)