Miền Trung trong lịch sử - những cách nhìn mới
13:47', 29/7/ 2009 (GMT+7)

Chùa Thiên Mụ (Huế).

Tại TP Huế, ngày 26.7, các nhà khoa học đã có dịp thảo luận sôi nổi tại hội thảo khoa học chuyên đề “Nhận thức về miền Trung VN, hành trình mười năm tiếp cận”, nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Phân viện Văn hóa nghệ thuật VN tại Huế.

Những vấn đề người tiền trú tại miền Trung cũng như hành trình xác lập trung tâm mới của những lưu dân người Việt đất phương Nam thuở đầu mở cõi đã được “giải mã” bằng những cách nhìn khác nhau...

Các nhà nghiên cứu bước đầu thống nhất những khái niệm như Chăm, Champa, Chiêm, Chiêm Thành, Hời, Lồi... chỉ có mối tương liên chứ trong rất nhiều trường hợp không có sự đồng nhất. Cuộc di dân của người Việt vào xứ Đàng Trong cũng được các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất kế thừa rất nhiều những thế mạnh vốn có của cư dân bản địa, đó là mạng lưới và khả năng điều hành giao thương, lợi thế địa hình và thổ sản, tài nguyên giàu có...

Một vấn đề khó được GS Nguyễn Thị Điểu - ĐH Temple (Mỹ) - đặt ra, đó là các chúa Nguyễn chọn Phật giáo Đại thừa làm tư tưởng chủ đạo khi vào Nam trong hoàn cảnh xã hội Đông Nam Á đã bước vào kỷ nguyên Hồi giáo. Điều này được giải thích bởi tính dung hòa và là sợi dây tốt nhất để kết nối các luồng tư tưởng của phái Bắc tông, tỏ rõ sự khôn khéo của các vị chúa Nguyễn...

Riêng việc chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn Ái Tử (Quảng Trị) làm thủ phủ đầu tiên, đã có một số lý giải khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương nhận định các vị trí lập phủ với yếu tố quân sự vừa đủ khoảng cách hợp lý với ranh giới phía bắc, vừa gần với trung tâm kinh tế ở phía nam Hải Vân... TS Phan Thanh Hải (Huế) cho rằng đây là vị trí có thể khống chế được cả trục bắc - nam theo cách định hướng phát triển của người Việt, lẫn trục tây - đông theo hướng phát triển của cư dân bản địa.

Việc lập chùa Thiên Mụ (năm 1601) ở thượng nguồn và chùa Sùng Hóa ở hạ lưu sông Hương của vị chúa Tiên chính là động tác chuẩn bị tương lai cho một trung tâm của Thuận Hóa. Ông Hải nói: “Sự phát triển của Đàng Trong mà trung tâm là Phú Xuân, Huế đóng vai trò rất quan trọng, nó không phải là sự đứt gãy phát triển đô thị Thăng Long mà là sự tách ra để phát triển chuyển tiếp”.

. Theo TTO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
54 tỉ đồng nâng cấp cảng Dung Quất  (23/07/2009)
Tri ân các anh hùng liệt sĩ bên dòng Thạch Hãn  (22/07/2009)
Tôi là người Pa Kô  (20/07/2009)
Sừng sững tượng đài Hải đội Hoàng Sa  (15/07/2009)
Có một “Tây Nguyên- Miền mơ tưởng”  (10/07/2009)
Khôi phục không gian văn hóa làng của người Cơ Tu (Quảng Nam)  (09/07/2009)
Mơ với ngư dân  (07/07/2009)
Xây dựng Khu tưởng niệm Anh hùng Núp  (05/07/2009)
Không gian văn hóa cồng chiêng: Niềm tự hào của đồng bào dân tộc Tây Nguyên  (01/07/2009)
Hội thảo quốc tế 100 năm về văn hóa Sa Huỳnh  (01/07/2009)
Ngày 1.7, khai trương đường bay TPHCM - Đồng Hới: Cơ hội mới để Quảng Bình bay xa  (29/06/2009)
Pháp lam Huế tái sinh  (26/06/2009)
Cả tỉnh "lên" thành phố  (15/06/2009)
Xây dựng thủy điện ở Miền Trung: “Sai một ly, đi một dặm”  (12/06/2009)
Chắp cánh cho du lịch miền Trung  (05/06/2009)