Khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện trở thành khu công nghệ cao thứ ba của Việt Nam, với có tổng diện tích hơn 1.000 ha.
|
Phối cảnh Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
|
Theo quyết định của Thủ tướng, Khu công nghệ cao Đà Nẵng có chức năng nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Cũng theo quyết định này, Khu công nghệ cao Đà Nẵng phải dành trên 50% diện tích cho xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đào tạo nhân lực, sản xuất sản phẩm công nghệ cao...
Cùng với đó, Ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng (trực thuộc UBND TP Đà Nẵng) cũng được thành lập. Đây là cơ quan quản lý nhà nước tương đương cấp Tổng cục, có con dấu hình quốc huy, là đơn vị dự toán cấp 1, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hằng năm và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Năm 1998, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập. Bốn năm sau, Khu công nghệ cao TP HCM tiếp tục ra đời. Sau 12 năm, khu công nghệ cao Hòa Lạc hiện có 47 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD. Còn Khu công nghệ cao TP HCM thu hút được 44 nhà đầu tư cùng hơn 1,8 tỷ USD.
. Theo VnExpress |