Di dời khẩn cấp hàng nghìn dân khỏi vùng sạt lở núi
16:15', 7/11/ 2010 (GMT+7)

Gần 380 hộ dân ở nhiều địa phương tại Quảng Ngãi hôm qua đã phải di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở núi, vùng trũng ngập sâu trong dòng nước lũ chảy xiết. Mưa lớn mấy ngày qua khiến những khu vực này bị sạt lở, ngập nước.

 

Mưa lớn kéo dài nhiều tuyến đường tại các huyện miền núi Quảng Ngãi gây sạt lở nghiêm trọng

 

Ông Hồ Văn Cảnh, Chủ tịch UBND huyện miền núi Tây Trà cho biết: “Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, huyện đã chỉ đạo 7 xã: Trà Thanh, Trà Khê, Trà Phong, Trà Nham, Trà Quân, Trà Xinh di dời khẩn cấp 188 hộ dân với gần 900 nhân khẩu ra khỏi 20 điểm nguy cơ sạt lở núi đến nơi an toàn”. Trước mắt, huyện hỗ trợ bạt cho mỗi hộ dân để dựng lều tạm và 13 kg gạo ăn trong những ngày mưa gió. Ngoài ra, các xã còn huy động lực lượng giúp dân dựng lều tạm, xuất kho gạo dự trữ hỗ trợ thêm.

Tại huyện Tây Trà, mưa lớn làm đoạn Eo Tà Mỏ thuộc xã Trà Thanh nằm trên tuyến đường sông Trường đi Dung Quất, bị sạt lở nặng gây ách tắc giao thông. Tuyến đường Di Lăng - Trà Trung cũng bị sạt lở ở khu vực thôn Bắc Nguyên, xã Trà Thọ, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Hồ Văn Thế, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cũng cho biết, mưa lớn gây sạt lở núi tại các xã: Trà Lâm, Trà Sơn, Trà Giang, Trà Tân và Trà Hiệp, đe dọa cuộc sống của 147 hộ với gần 720 nhân khẩu. Để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân vùng sạt lở núi, huyện đã trích kinh phí 100 triệu đồng cộng với số bạt do tỉnh cấp cho mỗi nhà một tấm rộng 60 m2, làm 147 nhà bạt để di dời dân đến.

Trong khi đó, tại hai xã Phổ Thạnh và Phổ Châu, huyện Đức Phổ, chính quyền địa phương đã di dời khẩn cấp 41 hộ dân vùng trũng, nước lũ chảy xiết ở xen ghép với các hộ dân vùng cao an toàn. Nước lũ từ thượng nguồn đổ về dữ dội khiến hàng trăm hộ dân ở hai xã này bị ngập sâu trong nước từ 0,5 đến 1 mét, cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm, hồ nuôi tôm và cá. Ngoài ra, nước lũ kết hợp với triều cường dâng cao đã nhấn chìm, cuốn trôi hơn 300 tấn muối của diêm dân tại các kho chứa ở thôn Long Thạnh 1 và Tân Diêm.

Trước những diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới sóng to, gió lớn, hơn 20.000 người dân ở huyện đảo Lý Sơn đã bị cô lập suốt 10 ngày qua, rơi vào tình thế cạn kiệt lương thực. Ông Võ Xuân Huyện, Bí thư huyện đảo Lý Sơn lo lắng: “Biển động, sóng giật cấp 8, cấp 9 nên suốt nhiều ngày qua, huyện đảo hoàn toàn cô lập với đất liền. Nếu trong 4 ngày tới, sóng lớn còn kéo dài, huyện sẽ cầu cứu tỉnh kiến nghị Trung ương điều động trực thăng để chở lương thực ra tiếp tế cho người dân đảo”.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
NMLD Dung Quất có tác động tích cực đối với kinh tế- xã hội  (05/11/2010)
Phát hiện lò hoả táng làm bằng đất nung  (03/11/2010)
Thừa Thiên - Huế xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương  (02/11/2010)
Thành lập khu công nghệ cao Đà Nẵng  (02/11/2010)
Vận hành máy biến áp 500kV tại Pleiku  (01/11/2010)
Đi chợ lòn bon  (29/10/2010)
Nghệ nhân Y Thim và khát vọng bảo tồn phát huy văn hóa Tây Nguyên  (28/10/2010)
Du lịch “cùng yoga”  (24/10/2010)
Phú Yên tiếp nhận dự án lọc hóa dầu 19 tỷ USD  (24/10/2010)
Phát triển năng lượng sạch ở Ninh Thuận  (22/10/2010)
90 phút với Học viện Bóng đá Arsenal  (21/10/2010)
Quảng Ngãi tịch thu 19 con rùa núi viền quý hiếm  (20/10/2010)
Triển khai 10 máy bay cứu trợ miền Trung  (20/10/2010)
Chung tay giúp đỡ miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai  (13/10/2010)
Năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu GDP bình quân đầu người đến 5.000 USD  (11/10/2010)