Khu chứng tích Sơn Mỹ với các nhà báo nước ngoài
17:10', 16/3/ 2010 (GMT+7)

Cứ đến tháng 3 lịch sử, Khu chứng tích Sơn Mỹ lại đón nhiều đoàn khách quốc tế, trong đó có nhiều nhà báo. Họ đến để quay phim, gặp gỡ các nhân chứng còn sống sót trong vụ thảm sát, ghi lại hình ảnh của Sơn Mỹ hồi sinh.

 

Tượng đài Sơn Mỹ

 

Dường như trở thành thông lệ, cứ đến đầu tháng ba hàng năm là du khách đến tham quan ở Khu chứng chứng tích Sơn Mỹ đông hơn so với ngày thường, trong đó có trên 1/3 là khách nước ngoài. Có người lần đầu đến đây nhưng cũng có người đến đây đã nhiều lần. Có người đến tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ không chỉ đơn thuần chỉ là một du khách mà họ muốn tìm hiểu về chiến tranh ở Việt Nam, về tội ác của Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ tham gia trong vụ thảm sát đẫm máu ở Sơn Mỹ đến đây để sám hối.

Anh Phạm Thành Công, Giám đốc Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ, là một trong những người sống sót trong vụ thảm sát cho biết, sau khi được Bộ Văn hóa Thông tin có chủ trương đầu tư nâng cấp di tích này trở thành Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng, năm 2003, Sở VHTT Quảng Ngãi khởi công mở rộng Khu chứng tích trên 10.000 m2 để xây dựng một số hạng mục như: nhà trưng bày, đường nội bộ, tôn tạo phục dựng một số di tích, xây dựng tượng đài... với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Khu chứng tích Sơn Mỹ được nâng cấp, mở rộng và trở thành một di tích đặc biệt quan trọng gây sự chú ý của du khách mỗi khi đến Quảng Ngãi.

Anh Công cho biết, trong cương vị là người quản lý Khu chứng tích này,  anh cảm thấy vinh dự và có trách nhiệm đối với quê hương. Vì vậy, anh luôn có tích cực trong việc sưu tầm, bảo vệ hiện vật, hướng dẫn du khách, nhất là khách nước ngoài để họ hiểu rõ hơn về vụ thảm sát kinh hoàng này.

Những ngày đầu tháng 3 này, có hàng chục đoàn khách đến tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ. Đặc biệt, có nhiều nhà báo của nhiều hãng thông tấn, báo chí, truyền hình đến thực hiện phim tài liệu, phóng sự. Trong đó có các hãng thông tấn nổi tiếng như: hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản); AFP (Pháp); hãng tin Mỹ AP; hãng BBC (Anh), báo Los Angeles Times...

Phóng viên BBC tại Hà Nội Bill Hayton lần đầu tiên đến đây cho biết, ngay sau khi đến Việt Nam công tác anh đã tìm đến Sơn Mỹ. Những thông tin Sơn Mỹ, Anh Bill Hayton cho biết, thật quá sức tưởng tượng đối với anh. Anh không thể tưởng tượng được vụ thảm sát lại đẫm máu đến như vậy.

Còn đối với nữ nhà báo Greig Craft- Hãng tin tài chính Mỹ Boomberg cho rằng, vụ thảm sát Sơn Mỹ là một tội lỗi của Chính phủ Mỹ. Sự kiện này làm cho nhiều người căm phẫn và lên án. Bà đã biết vụ thảm sát này qua thông tin đại chúng, nhưng khi được tận mắt tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ, bà chỉ biết lặng người. “Tôi chỉ nghe sự kiện này qua sách báo, nay được đến tận nơi, tôi xúc động quá. Thật không thể tưởng tượng được”-Bà Greig Craft nói.

 

Khách nước ngoài đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ

 

Phóng viên hãng tin Mỹ AP Margie Mason đã viết những dòng cảm xúc của mình trong sổ lưu niệm ở Khu chứng tích Sơn Mỹ: “Những năm chiến tranh, tôi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lúc đó, tôi biết về chiến tranh Việt Nam và vụ thảm sát Mỹ Lai qua phim ảnh, sách báo. Còn bây giờ được xem hình ảnh, hiện vật, tôi thấy thật khủng khiếp. Sự kiện này như nhắc nhở chúng ta đừng để thế giới có thêm một vụ thảm sát như Mỹ Lai”.

Còn anh  Brenton Speed- Hãng truyền hình FOX Sports (Australia) cho biết, đây là lần đầu tiên anh đến Việt Nam. Dù nhỏ anh đã nghe sự kiện này và muốn tới thăm nhưng chưa có điều kiện. “Bây giờ được thăm khu chứng tích này, tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính tới các nạn nhân bị sát hại”- Anh Brenton Speed xúc động.

Hầu hết những nhà báo nước ngoài đến Sơn Mỹ đều lên án tội ác của đế quốc Mỹ. Họ mong muốn thế giới không còn chiến tranh, không còn xảy ra vụ thảm sát đẫm máu như ở Sơn Mỹ.

. Theo VOV News

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Có hay không một vùng sử thi Tây Nguyên?  (14/03/2010)
Ba Tơ xanh và đỏ  (11/03/2010)
Trên dãy Trường Sơn  (03/03/2010)
Dung Quất - Thành phố công nghiệp tương lai  (18/02/2010)
Tây Nguyên vượt qua vùng trũng  (08/02/2010)
Tổ quốc nơi biển xanh  (05/02/2010)
45 triệu USD cải thiện môi trường 6 tỉnh miền Trung   (03/02/2010)
Kơ nia bóng ngả che làng  (02/02/2010)
Miền Trung những ngày chạm Tết  (01/02/2010)
Cát Tiên - Tiếng gọi nơi hoang dã  (31/01/2010)
Hoàn thành quần thể di tích đội Hoàng Sa, Trường Sa   (27/01/2010)
Festival Huế 2010: Mới lạ và ấn tượng   (27/01/2010)
Nhiều ý tưởng từ cuộc trưng bày hiện vật về Hoàng Sa, Trường Sa  (24/01/2010)
Kon Tum: Gần 1.900 tỷ đồng xây dựng nhà máy giấy  (18/01/2010)
90.000 hộ dân ở Tây Nguyên có điện đón Tết  (17/01/2010)