Các tỉnh Tây Nguyên hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp
15:53', 3/5/ 2010 (GMT+7)

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư phát triển nhanh đàn trâu, bò thịt lên gần 900.000 con, trong đó có trên 785.200 con bò, tăng gần 5% so với năm 2009. Đắk Lắk, Gia Lai là những địa phương có đàn trâu, bò nhiều và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Các tỉnh Tây Nguyên xác định chăn nuôi đại gia súc là ngành kinh tế hàng hóa, không những đáp ứng nhu cầu nguồn thực phẩm trong, ngoài khu vực mà còn tiến đến xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.

Các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư nhập các giống bò ngoại như Zêbu, Brahman đỏ, trắng... để lai, tạo ra các giống bò cái nền có chất lượng tốt, năng suất cao, thay thế dần các giống bò địa phương đã thoái hóa, năng suất thấp; cung ứng cho các hộ gia đình đồng bào các dân tộc, các tổ chức, trang trại phát triển chăn nuôi. Tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng, phát triển trại bò giống gốc với các giống bò nhập ngoại, mỗi năm cung ứng cho người chăn nuôi trong khu vực từ 200 -500 con bò lai. Bằng các biện pháp này, các tỉnh Tây Nguyên từng bước nâng trọng lượng bò thịt chất lượng cao từ 160 - 180 kg lên 220 - 230 kg/con bò cái và 220 kg lên 250 - 270 kg/con bò đực, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong, ngoài khu vực và xuất khẩu. Các địa phương cũng tiến hành nuôi vỗ béo bò thịt sau 3 năm tuổi bằng hình thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả trong thời gian 60 - 90 ngày, có tốc độ tăng trọng khá nhanh (từ 48 - 65 kg/con), chất lượng thịt đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện ở Tây Nguyên đã chấm dứt tình trạng nuôi trâu bò để giết thịt tự cung tự cấp, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, thành lập gần 1.000 trang trại chăn nuôi trâu, bò. Chỉ riêng tỉnh Đắk Lắk, nay đã có trên 200 trang trại chăn nuôi trâu bò, mỗi năm có trang trại thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi trâu, bò thịt.

Từ nay đến năm 2015, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại với quy mô vừa và lớn (mỗi trang trại có từ 100 đến 150 con trâu, bò trở lên), tăng nhanh đàn bò lai. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã có chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực chăn nuôi đại gia súc tập trung, trang trại sản xuất hàng hóa, thực hiện phát triển chăn nuôi kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố mạng lưới thú y từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường công tác khuyến nông nâng cao hiệu quả cho các nông hộ chăn nuôi.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bùng nổ các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ   (30/04/2010)
Đà Nẵng: Khai mạc Tuần lễ văn hóa xứ Quảng và triển lãm Vietbuild  (29/04/2010)
Quảng Trị - Một thời hoa lửa  (28/04/2010)
Cá lạ xuất hiện ven biển miền Trung  (27/04/2010)
Những hạt gạo trên sàng   (27/04/2010)
93% số thôn buôn ở khu vực Tây Nguyên có điện  (21/04/2010)
Quảng Nam tan hoang vì lốc xoáy và mưa đá  (21/04/2010)
Phát triển Cồn Cỏ thành huyện đảo du lịch  (20/04/2010)
Nắng nóng miền Trung: Lúa cháy, người khô  (19/04/2010)
Miền Trung: Dân bức xúc vì “tiết kiệm điện” cả ngày!  (18/04/2010)
Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế cùng quảng bá du lịch  (13/04/2010)
Hạn nặng ở Đăk Lăk: Lúa chết, cà phê héo, dân điêu đứng  (11/04/2010)
Trận mưa đá lớn dội xuống thành phố Kon Tum  (06/04/2010)
Tộc họ Phạm Văn tri ân đội hùng binh Hoàng Sa  (04/04/2010)
Tưng bừng lễ hội nghề cá ở Lý Sơn  (01/04/2010)