Xúc tiến đầu tư vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
7:31', 27/6/ 2010 (GMT+7)

Ngày 26.6, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các địa phương tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung (gồm các tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và TP Đà Nẵng).

Vùng KTTĐ miền Trung có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê Công trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông-Tây, giàu tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển, du lịch. Hiện, vùng có đến 4/13 khu KTTĐ, với hệ thống cảng biển nước sâu, giữ vai trò trụ cột trong đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Tính đến tháng 5.2010, riêng khu vực Vùng KTTĐ miền Trung đã thu hút gần 400 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 15 tỉ USD (chiếm 75% về số dự án và 61% về tổng vốn đăng ký của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên) và chiếm 3,8% về số dự án và 9% về tổng vốn FDI đăng ký của cả nước.

Đầu tư nước ngoài đến nay đã đóng góp trên 5% GDP và giải quyết việc làm cho khoảng 60 ngàn lao động trực tiếp toàn vùng. Từ năm 2007, tại khu vực này đã thu hút một số dự án với nguồn vốn lên đến hàng tỉ USD. Tính riêng ba năm gần đây (2007-2009), tổng vốn FDI vào đây đã đạt mức gần 11,3 tỉ USD, gấp hơn 4 lần của 19 năm trước đó cộng lại.

Hội nghị đánh giá, những năm gần đây, để thúc đẩy phát triển các trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, khu kinh tế của vùng như Dung Quất, Chu Lai, Đà Nẵng, Hội An... Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và dành nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu như: đường bộ, đường hàng không, cụm cảng; xây dựng khuôn khổ pháp luật để thu hút đầu tư, xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời từng bước phát triển các dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...

Tuy nhiên, Vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn nhiều khó khăn; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm; hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu; việc liên kết giữa các địa phương chưa chặt chẽ. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư còn chậm đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án... 

. Theo Nhân Dân

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khởi công Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4  (25/06/2010)
Phục hồi hoàn chỉnh di tích Huế vào năm 2020  (23/06/2010)
Bùng phát căn bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Gia Lai   (22/06/2010)
Tỉnh Nghệ An bị thiệt hại 11 tỷ đồng do lũ quét  (22/06/2010)
Phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng  (21/06/2010)
Lần đầu tiên ở miền Trung: “Du lịch trách nhiệm”  (20/06/2010)
Bất động sản ven biển miền Trung hút nhà đầu tư  (18/06/2010)
Quãng Ngãi: Phát hiện 18 sắc phong quý thời mở cõi  (17/06/2010)
Nắng nóng gây hại nghiêm trọng  (16/06/2010)
Lễ hội và sự hội tụ nhân tài  (15/06/2010)
Quảng Ngãi khai quật điểm di tích Quảng Đức  (14/06/2010)
10,7 tỷ USD vốn đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất  (13/06/2010)
Festival Huế: Âm nhạc Bắc Mỹ cuốn hút giới trẻ  (11/06/2010)
Xây nhà ở cộng đồng cho người nghèo ở các đô thị  (09/06/2010)
Tái hiện thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn  (08/06/2010)