Nghệ An đưa du lịch biển đảo thành kinh tế chủ lực
15:30', 10/6/ 2012 (GMT+7)

Bãi biển Cửa Lò. (Nguồn: Internet)

Nghệ An có chủ trương đưa du lịch biển, đảo trở thành ngành kinh tế chủ lực, với yêu cầu tạo được sự đột phá về thị trường khách du lịch, tăng doanh thu du lịch, tăng nguồn thu ngân sách, ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân.

Để thực hiện tốt chủ trương trên, tỉnh nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; phát triển các sản phẩm dịch mới mang tính đặc thù, hấp dẫn riêng của du lịch biển, đảo Nghệ An.

Tỉnh thực hiện quy hoạch cụ thể, chi tiết du lịch biển, đảo tại các địa phương ven biển gắn với kết nối các điểm du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài tỉnh. Tại Cửa Lò, tỉnh sẽ xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch truyền thống, như tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh; củng cố và phát triển dịch vụ mua sắm thương mại, chợ hải sản; phát triển du lịch cao cấp; khu du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên; du lịch tham quan làng nghề ven biển.

Nghệ An xác định, đối với du lịch biển, đảo, thị trường khách nội địa chủ yếu vẫn là các du khách đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; thị trường khách quốc tế chủ yếu đến từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khối ASEAN.

Vùng ven biển Nghệ An bao gồm các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò, được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Biển, đảo Nghệ An còn có rừng tái sinh, rừng ngập mặn, đặc biệt là Đảo Ngư, cách Cửa Lò khoảng 4km, là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, rừng cây xanh tốt, không khí trong lành. Vùng ven biển Nghệ An còn có 324 di tích lịch sử văn hóa.

Ngoài Cửa Lò, các địa phương ven biển Nghệ An đang hình thành được những khu du lịch hấp dẫn như Bãi Lữ (huyện Nghi Lộc), Diễn Thành (huyện Diễn Châu), Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu).

Biển, đảo Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: địa phương còn hạn chế về nguồn vốn đầu tư; công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch biển, đảo chưa theo kịp nhu cầu phát triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch còn bất cập; công tác quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát huy tiếng nói và chữ viết của đồng bào Êđê  (06/06/2012)
Nền tảng của sự phát triển bền vững  (30/12/2011)
Chống thương tích trẻ em miền Trung-Tây Nguyên  (18/12/2011)
Đà Nẵng từ chối 2 dự án 4 tỉ USD  (06/12/2011)
Khảo sát Khu di tích mộ bác sĩ A.Yersin  (23/11/2011)
Ninh Thuận thu hút đầu tư  (19/11/2011)
Phát triển thuỷ điện miền Trung: Mất nhiều hơn được?  (17/11/2011)
Phấn đấu đưa Đắk Lắk thành trung tâm vùng của Tây Nguyên  (17/10/2011)
Nhộn nhịp cảng cá Đề Gi  (11/10/2011)
Nhiều hãng hàng không bay đến miền Trung  (10/10/2011)
Sạt lở hàng trăm tấn đá ở quần thể Ngũ Hành Sơn  (09/09/2011)
Đà Lạt: Phát triển đô thị gắn với bảo tồn kiến trúc và cảnh quan  (30/08/2011)
Chamaléa Âu - Nghệ nhân biểu diễn đàn Chapi  (19/08/2011)
Đã nhân được giống sâm Ngọc Linh bằng công nghệ sinh học   (09/08/2011)
Kon Tum nỗ lực giảm nghèo  (08/08/2011)