Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Người chiến sĩ diệt dốt được Bác Hồ tặng kỷ vật
11:21', 15/11/ 2005 (GMT+7)

Chân dung Hồ Chủ tịch với bút tích đề tặng và chữ ký của Người, tặng ông Giã Như Lang, năm 1958 (trưng bày tại Bảo tàng Bình Định).

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, bình đẳng và bác ái. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ "Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành...", mọi người dân Việt Nam nhường cơm sẻ áo, hăng hái tăng gia sản xuất, chống đói nghèo, thi đua học tập, thực hiện nếp sống mới, xóa bỏ những tư tưởng, tập quán lạc hậu của chế độ phong kiến để lại. Đến năm 1949 Bình Định là một trong những tỉnh hoàn thành công tác xóa nạn mù chữ sớm nhất nước.

Cùng với hàng triệu người con của đất nước, ông Giã Như Lang (sinh năm 1918) ở thôn Cửu Lợi Nam thuộc xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn - nơi thành lập một trong những chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Bình Định (Chi bộ Cửu Lợi, tháng 8-1930) - được những người đảng viên Đảng Cộng sản rèn luyện, sớm giác ngộ và hăng hái tham gia phong trào diệt dốt. Tháng 7-1945 ông Lang là giáo viên giảng dạy phổ cập cấp một của xã Tam Quan. Trong kháng chiến chống Pháp (từ năm 1945-1954) ông đảm trách các lớp học của xã, huyện tổ chức. Ông luôn tâm niệm muốn sản xuất giỏi thì phải có kiến thức. Với thiên chức của người thầy giáo, ông Lang luôn đi đầu trong công tác giảng dạy. Chính vì thế, ngày 19-5-1953 tại huyện Hoài Ân, Khu V đã tổ chức trao tặng Huy hiệu Hồ Chủ tịch cho ông và phong ông danh hiệu Chiến sĩ thi đua diệt dốt số 1 của Khu V; năm 1956 ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng Bằng khen. Đặc biệt, năm 1958 Bác Hồ đã viết dòng chữ "Tặng chiến sĩ diệt dốt" trên bức ảnh chân dung của Người để tặng cho ông là chiến sĩ diệt dốt số 1 của Trung Trung bộ. Bức ảnh đó là một kỷ vật vô cùng thiêng liêng, và ông coi đó là kim chỉ nam cho việc "trồng người", gắn liền suốt cuộc đời nhà giáo của mình, góp phần vào công tác diệt dốt ở quê nhà trong thời kỳ bấy giờ.

Từ đó về sau này, ông Lang đã kinh qua nhiều chức vụ của ngành Giáo dục, và đã phổ cập xóa mù chữ cho hàng ngàn người. Kỷ vật đó ông đã trao lại cho Bảo tàng Bình Định để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đó là kỷ vật duy nhất trong phong trào diệt dốt còn lại của Bình Định.

  • Bùi Tĩnh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát triển mạng lưới đô thị: Mở hướng đi lên  (14/11/2005)
Hoài Sơn "tiễn đưa" chương trình 135  (14/11/2005)
Cú tăng tốc ngoạn mục của Bình Định điện tử  (14/11/2005)
Những chiến công trên lĩnh vực an ninh kinh tế  (14/11/2005)
Đừng vội người ơi !  (14/11/2005)
Giao mùa !  (14/11/2005)
Những vòng tay kết nối những vòng tay đồng bào  (02/11/2005)
Phụ nữ Bình Định với tám chữ vàng: Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang  (02/11/2005)
Phong trào phụ nữ TP Quy Nhơn: Bức tranh nhiều sắc màu  (02/11/2005)
Đôi điều về "sân chơi" cho Khu kinh tế Nhơn Hội  (02/11/2005)
Kinh tế thủy sản: Những khó khăn và giải pháp để ổn định và phát triển  (02/11/2005)
Muốn làm ăn với người Nhật thì phải hiểu người Nhật  (02/11/2005)
Nâng cấp di tích vụ thảm sát Bình An  (02/11/2005)
Về những cổ vật Chăm phát hiện ở tháp Đôi  (02/11/2005)
Thơ  (02/11/2005)