Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy nhiều sự liên hệ giữa con số 28 với cuộc đời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đây là những câu chuyện thú vị và có lẽ cũng là một bí ẩn thực sự được nhiều người quan tâm.
|
Chủ tịch Mao Trạch Đông |
Ngày 1-10-1949, trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông nghiêm trang tuyên cáo với toàn thế giới: Nước CHND Trung Hoa ra đời. Tiếp theo đó là loạt 28 phát đại bác chào mừng sự kiện trọng đại này. Mọi người thắc mắc: Tại sao có tới 28 phát đại bác, trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ bắn tới phát thứ 21. Con số 28 quả thực là một ẩn số...
Đầu tiên người Mỹ đưa ra ý kiến: Mao Trạch Đông viết tên của Đảng Cộng sản lên trời xanh. Bởi vì chữ "Cộng" của cụm từ "Đảng Cộng sản" trong tiếng Hán là sự hợp thành của hai chữ "Niệm" (20) và chữ "Bát" (8). Người Liên Xô lập tức bác bỏ ý kiến này và cho rằng đây được mượn ra từ việc Trung Quốc có 28 tinh tú (người xưa gọi là Nhị thập bát tú) và điển cố vua Hán Quang Vũ bình định được thiên hạ là nhờ công của 28 vị công thần. Đương thời khi đó, Phó Chủ tịch Chính phủ nước CHND Trung Hoa có 6 vị, gồm: Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Tống Khánh Linh, Lý Tế Thâm, Trương Lan, Cao Cương; Thủ tướng Chính Vụ viện Chu Ân Lai, Bí thư trưởng Lâm Bá Cừ, Viện trưởng Tòa án Tối cao Thẩm Quân Nho, Kiểm sát trưởng Sở Kiểm sát Tối cao La Vinh Hoàn, tổng cộng là 10 người; cộng với vài vị tuy sau này phong quân hàm, nhưng trong lòng Mao Trạch Đông đã có kế hoạch 10 vị nguyên soái, 10 vị đại tướng, tổng cộng là 30 vị. Trừ đi 2 người đã tính trùng lặp là Chu Đức và La Vinh Hoàn vừa đúng 28 vị. Khỏi phải nghi ngờ, 28 người này là những công dân ưu tú nhất Trung Quốc. 28 phát đại bác chính là ý nói về họ.
|
Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh - Trung Quốc). |
Người Pháp còn khám phá ra là Mao Trạch Đông kết hôn với Dương Khai Tuệ năm ông 28 tuổi. Năm 1928, Dương Khai Tuệ hy sinh ở tuổi 28. Năm 1949, kỷ niệm 28 năm ngày cưới của họ. Mao Trạch Đông vừa là một chính trị gia, vừa là một thi nhân cho nên ông đã tế nhị thể hiện tính lãng mạn của mình, mặc dù đang là giờ phút trang nghiêm.
Còn người Nhật cho rằng, chính vì Mao tinh thông Dịch học nên ông yêu cầu bắn 28 phát đại bác chào mừng ngày trọng đại này. Đây là con số 28 đặc biệt, là ý nghĩa của "nhị" (hai) và "bát" (tám). Nhị tức là âm dương, bát tức là bát quái. Kỳ thực Mao đã sớm coi trọng "nhị" và "bát". Trong "mâu thuẫn luận" của Mao Trạch Đông chính là nói về âm dương, còn chữ "bát" càng thể hiện sự coi trọng của Mao: "Bát lộ quân" chính là một ví dụ. Do đó, nói "nhị", "bát" là tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc, cũng là của phương Đông.
Vào năm 1976, khi Mao Trạch Đông qua đời, con số 28 lại được đem ra đối chiếu với các sự kiện trong đời ông:
Từ năm 1949, Mao đã biết trước tuổi thọ của mình là 84 tuổi, mà 84 là ba lần của 28. Ba lần này có quan hệ rất mật thiết giữa Mao với Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước CHND Trung Hoa. Cụ thể là: Năm Mao Trạch Đông 28 tuổi, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời; năm Mao Trạch Đông tăng thêm 28 tuổi nữa, nước CHND Trung Hoa ra đời; Mao Trạch Đông lãnh đạo nước CHND Trung Hoa được 28 năm thì qua đời.
. T.P (st) |