5 khuôn dấu thời Nguyễn thế kỷ XIX vừa sưu tầm được
12:30', 20/6/ 2005 (GMT+7)

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long. Từ đó đến năm 1945, suốt gần 150 năm, chế độ phong kiến nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại).

Trong thời gian này triều Nguyễn tiến hành phân vùng, lập tỉnh, chia phủ... để lập điền bạ, địa bạ. Riêng đối với Bình Định thì địa bạ được lập đến hai lần: lần I vào năm 1815, lần II lập vào năm 1839. Theo nguyên tắc thì địa bạ chỉ lập một lần, còn điền bạ thì mỗi năm lập một lần.

Việc lập địa bạ hai lần ở Bình Định là một việc làm rất đặc biệt của triều Nguyễn đối với vùng đất này. Sau khi kiểm kê năm 1942 ở Huế thì Bình Định có tới 1.222 tập địa bạ được lập, trong đó cả nước thời bấy giờ có 30 tỉnh được lập địa bạ, tổng cộng 1.044 tập... Các chức sắc, quan lại cũng được điều đến từng vùng để cai quản, mỗi cấp bậc, chức vụ đều có con dấu riêng và con dấu có kích cỡ khác nhau, chẳng hạn con dấu Phù Ly huyện có kích cỡ 6cm x 6cm, con dấu Lý trưởng có kích cỡ 1,7cm x 3,4cm...

Về 5 hiện vật là con dấu đồng của các Hương bộ đã sử dụng dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX vừa sưu tầm được có dạng hình Elíp, kích cỡ 4,5cm x 3cm x 2,5cm, chuôi cầm là hình chữ nhật quay ngược với mặt lưng của con dấu, bên trong khuôn dấu được khắc chữ nổi "Hương Bộ" và địa danh Hương bộ đó làm việc (?) (xem ảnh). Những hiện vật này có xuất xứ như sau: năm 1945 chế độ phong kiến tan rã, các hiện vật này bị thất lạc trong nhân dân hoặc bị luân chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Sau năm 1975 đất nước thống nhất, ông Hà Thắng ở Thừa Thiên - Huế đã sưu tầm được, sau đó luân chuyển đến TP Hồ Chí Minh. Vừa qua, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh đã tổ chức bàn giao lại cho Bảo tàng Tổng hợp Bình Định 5 hiện vật này để trưng bày và giới thiệu cho khách tham quan, vì đây là những hiện vật rất có ý nghĩa đối với Bình Định. Trong 5 hiện vật thì 2 của huyện Phù Mỹ gồm các Hương bộ: làng Cảnh An - xã Trung Chính và làng Văn Lương - xã Văn Định, và 3 hiện vật của huyện An Nhơn gồm các Hương bộ: làng Lý Nhơn - xã Háo Đức, làng Cù Lâm và làng Thái Thuận - xã Nhơn Nghĩa.

Hương bộ là những chức sắc trong phạm vi đơn vị làng dưới Lý trưởng, giúp Lý trưởng trông coi về việc an ninh, trật tự, quản lý đất đai. Đây là lần đầu tiên những hiện vật có liên quan đến điền, địa mà các Hương bộ dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX đã sử dụng ở Bình Định còn nguyên vẹn được tìm thấy.

. Bùi Tĩnh

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhàn du trên rặng núi Bà  (20/06/2005)
Ngàn năm mây trắng...  (20/06/2005)
Yang Danh với hành trình tìm về bản sắc văn hóa dân gian của người Bơhnar Kriêm  (20/06/2005)
Shuttler: Phong cách làm báo của thế hệ 8X  (20/06/2005)
Mỹ Dung và những ý tưởng quảng cáo  (20/06/2005)
Xu hướng thời trang hè 2005 là sự dịu dàng, nữ tính  (20/06/2005)
Bí mật dưới gốc cây gòn và vụ cưỡng đoạt tài sản  (20/06/2005)
Vì một tương lai của bóng đá nước nhà  (20/06/2005)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (20/06/2005)
Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên  (27/05/2005)
Bác Hồ - Người không có tuổi  (27/05/2005)
Những di tích về Bác Hồ trên quê hương Bình Định  (27/05/2005)
Kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ của cô Ba Ngân  (27/05/2005)
Trăn trở với sản phẩm truyền thống - bún "Song thần" An Thái  (27/05/2005)
Nghề đóng thuyền cổ truyền ở Gò Bồi  (27/05/2005)