Tiêu điểm
Một câu hỏi cho ngày 21-6
13:29', 20/6/ 2005 (GMT+7)

Hàng loạt vụ việc đáng quan ngại xảy ra gần đây, được báo chí đưa tin liên tục khiến không ít người lo lắng. Có thể kể đến chuyện nhiều động "lắc" bị phát hiện; chuyện giám sát công trình và đơn vị thi công toa rập với nhau ăn cắp, bớt xén vật tư công trình; chuyện thanh thiếu niên thanh toán nhau như phim xã hội đen... Sau một hồi lo lắng, có người đột nhiên lại hỏi: "Nhiều vụ, trước khi xảy ra hẳn nó phải có dấu hiệu báo trước. Vậy thì khi ấy nhà báo ở đâu? ".

Sở dĩ cộng đồng có quyền đặt câu hỏi là bởi trong chức năng, bổn phận của báo chí có việc báo chí phải quan sát cuộc sống, nhận diện từng thông tin, tình huống bất thường của cuộc sống, gạn lọc và đánh giá, tổng hợp nó và đưa ra cảnh báo, dự báo cho xã hội.

Trước khi có chuyện nhiều băng nhóm thanh thiếu niên ở Quy Nhơn thanh toán nhau theo kiểu xã hội đen, hẳn nhiều em trong số này đã qua đêm ở ngoài đường; nhiều thanh thiếu niên ngồi lì cả ngày ở quán xá; các em ăn nói, sinh hoạt không giống các thiếu niên bình thường khác... Chuỗi sự kiện bất thường ấy sẽ dẫn đến một số kết cục không vui. Hẳn là nhiều nhà báo đã bắt gặp một đoạn, hoặc toàn bộ chuỗi sự kiện ấy, câu hỏi còn lại của cộng đồng là - Nhà báo, anh đã làm gì? Tương tự là chuyện học sinh phải học chương trình quá tải, phải rạc người ra vì học cua, học kèm... Hẳn nhiều nhà báo đã thấy sự không bình thường khi trẻ em phải đến trường lúc 12 giờ trưa, học hành liên miên đến nỗi học sinh bị cận thị nhiều đến mức bất thường... Vâng, câu hỏi tiếp theo vẫn là - Nhà báo, anh đã làm gì? Anh có trải sự kiện ra trên trang viết, trên những ký sự truyền hình, bằng những phóng sự truyền thanh không? Sau khi xảy ra sự cố đổ tàu S1, một số người đã "hỏi khó" - Chuyện nhà tàu trễ 1 - 2 giờ ở các ga giữa ga đầu với ga cuối nhưng khi đến đích thì vẫn cứ đúng giờ là chuyện rất phổ biến. Phổ biến đến mức không ai thử hỏi - vậy thì ở khúc giữa nó có chạy quá tốc độ cho phép không? Người thường có thể quên bẵng đi nhưng lẽ ra nhà báo phải là người nhận diện được sự bất thường ấy. Đáng tiếc phải đến khi sự cố xảy ra, nhiều nhà báo mới lục vấn lương tâm mình, sự nhạy bén nghề nghiệp của mình.

Nói như vậy không có nghĩa làm nhà báo thì sẽ biết hết, phải dự báo được hết. Nhưng khi vòng quay của cuộc sống ngày càng chóng mặt, thì cộng đồng lại hy vọng nhiều hơn vào khả năng cảnh báo, tiên lường của nhà báo. Đó là niềm vinh dự hết sức cao quý nhưng cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề, không thể lơ là. Bởi thế, khi khoác lên người danh hiệu nhà báo, tự mình nhà báo nào cũng phải sẵn sàng để trả lời câu hỏi - Trước khi sự việc ấy xảy ra, anh ở đâu, anh có đưa ra dự báo nào không?

. Học Phong

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam  (20/06/2005)
Báo điện tử: Thế lực mới trong làng truyền thông  (20/06/2005)
Những bước đi vững chắc ban đầu  (20/06/2005)
Bản lĩnh nhà báo trong cơ chế thị trường  (20/06/2005)
Buồn vui chuyện làm báo!  (20/06/2005)
Nhơn Hội: Động lực mới của miền Trung  (20/06/2005)
An Nhơn: Tạo bước đột phá từ công nghiệp  (20/06/2005)
Nổi trôi đồ cẩn xa cừ  (20/06/2005)
Thơ  (20/06/2005)
Tản mạn về lao động thơ  (20/06/2005)
5 khuôn dấu thời Nguyễn thế kỷ XIX vừa sưu tầm được  (20/06/2005)
Nhàn du trên rặng núi Bà  (20/06/2005)
Ngàn năm mây trắng...  (20/06/2005)
Yang Danh với hành trình tìm về bản sắc văn hóa dân gian của người Bơhnar Kriêm  (20/06/2005)
Shuttler: Phong cách làm báo của thế hệ 8X  (20/06/2005)