Thứ bảy, ngày 29/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Mở lối cho làng nghề truyền thống
16:5', 31/10/ 2006 (GMT+7)

Toàn tỉnh hiện có 54 làng nghề, thì đã có tới 46 làng nghề truyền thống, nằm ở 8 huyện trong tỉnh. Không chỉ đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các làng nghề truyền thống còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống cần được bảo lưu. Đây cũng là một trong những vấn đề được đặt ra trong “Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”…

 

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa. Ảnh: T.X

 

* Sức cạnh tranh thấp

Những làng nghề truyền thống ở Bình Định hầu hết đều có lịch sử lâu đời, có những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, quy tụ rất nhiều nghệ nhân, thợ giỏi, được đào tạo theo kiểu truyền nghề. Chính vì vậy, sản phẩm của các làng nghề truyền thống không chỉ có giá trị kinh tế, mà còn chứa đựng bản sắc văn hoá đặc trưng của từng địa phương, nhất là với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: thổ cẩm, gỗ mỹ nghệ, nón lá, mây tre, đúc đồng… Trong đó, làng nghề tiện, chạm gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn), ra đời và phát triển mạnh từ thời nhà Nguyễn. Hiện tại, làng nghề vẫn còn những hộ gia đình sản xuất các mặt hàng trang trí có chạm khắc, với nhiều sản phẩm tinh xảo, độc đáo. Hay làng nghề rượu Bàu Đá (xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn), sản xuất loại rượu được đánh giá là một trong “tứ đại kỳ tửu” của Việt Nam.

Tuy nhiên, sản phẩm của các làng nghề truyền thống chủ yếu vẫn tiêu thụ ở thị trường nội địa, trừ một số rất ít xuất khẩu. Đầu ra của sản phẩm luôn gặp khó khăn, giá bán lại thấp, và chịu sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm mới được sản xuất bằng máy và hàng nhập ngoại. Nhiều sản phẩm do không thích nghi được với nhu cầu tiêu dùng mới (dệt, gốm, rèn, đúc…) nên dần mai một. Ngay như một số sản phẩm khá đặc trưng của Bình Định như bún Song Thằng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa (Hoài Nhơn), cốm Cát Tường và gốm chợ Gồm (Phù Cát), lụa tơ tằm Phú Phong (Tây Sơn)…. cũng đã biến mất hẳn hoặc sản xuất cầm chừng. 

3 năm trở lại đây, tỉnh đã hỗ trợ 1,3 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề truyền thống. Trung tâm Khuyến công tỉnh cũng đã tổ chức một số chương trình như hỗ trợ đào tạo nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói (Hoài Châu Bắc), hỗ trợ đào tạo nghề dệt thảm xơ dừa (Tam Quan Nam và Hoài Châu Bắc), dệt thổ cẩm (làng Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh), triển khai mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất rượu Bàu Đá…. Tuy nhiên, nhìn chung, sản xuất ở các làng nghề truyền thống vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo khảo sát của Sở Công nghiệp Bình Định, trong 46 làng nghề truyền thống, thì chỉ có 20 làng nghề phát triển tốt, 23 làng nghề phát triển trung bình và 3 làng nghề phát triển yếu.

Dệt thổ cẩm truyền thống ở Vĩnh Thạnh. Ảnh: T.X

* Gắn kết làng nghề với du lịch

Nhằm định hướng cho các làng nghề truyền thống phát triển một cách ổn định và lâu dài, Sở Công nghiệp Bình Định hiện đang xây dựng “Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Trong đó, với các làng nghề truyền thống, việc quy hoạch phát triển phải gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong các sản phẩm; gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.

Để vừa giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, vừa phát triển sản xuất các làng nghề, giải pháp được đưa ra trong quy hoạch là khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề truyền thống đổi mới thiết bị công nghệ, nhưng việc đổi mới này phải kết hợp với kỹ thuật công nghệ truyền thống, nhằm tạo nên hệ thống kỹ thuật linh hoạt thúc đẩy nhau phát triển. Đồng thời, đảm bảo cho sản phẩm tuy vẫn mang những nét truyền thống, nhưng sẽ có giá thành hạ, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sẽ hỗ trợ cho công tác đào tạo và truyền nghề cho lao động; nâng cao kỹ năng lao động thủ công nghề truyền thống, bảo đảm chất lượng và giữ nét văn hoá truyền thống trong sản phẩm.

Quy hoạch cũng đã đặt ra vấn đề khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống gắn với tuyến du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái của tỉnh. Theo hướng trên, sẽ quy hoạch phát triển 5 làng nghề truyền thống phục vụ du lịch gồm làng nghề rượu Bàu Đá (Nhơn Lộc, An Nhơn), làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (Nhơn Hậu, An Nhơn), làng rèn Tây Phương Danh (Đập Đá, An Nhơn), làng nghề nón lá Gò Găng (Nhơn Thành, An Nhơn), làng dệt vải thổ cẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thổ cẩm Hà Ri (Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh). Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, với vốn đầu tư dự kiến 7,3 tỉ đồng, sẽ đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, cải tạo cảnh quan môi trường làng nghề, sân bãi đậu xe, xây dựng nhà truyền thống để trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm và ban hành các chính sách thu hút khách du lịch; tổ chức sắp xếp lại sản xuất, đăng ký chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã và đa dạng hoá các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách tham quan du lịch. Giai đoạn năm 2011 đến năm 2020, vốn đầu tư dự tính 7,4 tỉ đồng, sẽ tiếp tục phát triển sản xuất và nâng cấp các công trình phục vụ du lịch.

 

Một công đoạn làm chiếu truyền thống. Ảnh: T.X

 

* Một bước khởi động

Để khởi động cho việc khai thác các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch, Sở Công nghiệp Bình Định cũng đã đăng ký đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh 2007 với nội dung: “Bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch làng nghề”. Kỹ sư Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Công nghiệp Bình Định, Chủ nhiệm đề tài cho biết: “Nội dung nghiên cứu của đề tài là khảo sát đánh giá hiện trạng của một số làng nghề truyền thống như chưng cất rượu Bàu Đá, chạm trổ gỗ mỹ nghệ, dệt vải thổ cẩm, chằm nón lá, rèn công cụ. Trên cơ sở thu thập các tài liệu, hình ảnh và các kết quả phỏng vấn về các nghề thủ công truyền thống, chúng tôi sẽ xây dựng tài liệu về quy trình công nghệ của từng sản phẩm truyền thống, lịch sử hình thành phát triển làng nghề truyền thống”. Dự kiến, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ hình thành kỷ yếu về làng nghề truyền thống với những thông tin cơ bản về lịch sử và văn hoá làng nghề, sản phẩm làng nghề.

  • Hoài Thu
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giao thoa văn hóa Việt - Chăm nhìn từ một số di tích ở Bình Định  (31/10/2006)
Tản mạn về nghệ thuật nhiếp ảnh  (31/10/2006)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (31/10/2006)
Những bà mẹ xứ dừa  (02/09/2006)
Quy Nhơn - Bình Định giành chính quyền  (02/09/2006)
Triển khai đồng bộ nhiệm vụ phát triển KKT Nhơn Hội  (02/09/2006)
Nối liền đôi bờ Thị Nại  (02/09/2006)
Những cố gắng vượt thời gian  (02/09/2006)
Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp  (02/09/2006)
Hồn dân tộc in trong từng nét khảm  (02/09/2006)
Trồng dưa đất lạ  (02/09/2006)
Chợ Rượu - Chợ phù hoa  (02/09/2006)
Phía sau giấc mơ tỉ phú  (02/09/2006)
Những cuộc tình trong chiến tranh  (02/09/2006)
Hành trình đến trang web dành cho người mắc bệnh máu khó đông  (02/09/2006)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn